Thăm quan văn hóa đặc sắc Ma Cao

13/12/2016 Kiến Admin
1029
0

Ma Cao tuy nhỏ hẹp nhưng lại có khá nhiều mối cảm nhận, mà đặc sắc dung hòa văn hóa đa nguyên của nó lại càng khiến mọi người khó quên. Đây là cách nhìn nhận chung của đông đảo người từng đến và quen biết Ma Cao.

  

Đặt chân vào Đặc khu, men theo con đường trải đá đậm đà phong cách Nam Âu tiến vào khu phố ngôi thành cũ, nhà thờ kiểu phương tây, cùng chùa chiền kiểu Trung Quốc lần lượt hiện ra trước mắt, giai điệu Việt kịch vang lên từ cuối ngõ, cùng bầu không khí thoang thoảng hương thơm của các món ăn Quảng Đông, khiến mọi người phảng phất như bước vào một hành lang thời gian và không gian với nhiều loại văn hóa khác nhau. "Bên phải chúng ta là khu thể hiện nền văn minh Trung Hoa, còn bên trái là thể hiện văn minh phương tây, bao gồm văn tự, tư tưởng triết học, tôn giáo, khoa học kỹ thuật v v".

Ông Trần Nghênh Hiến Giám đốc Viện bảo tàng Ma Cao giới thiệu rằng, Ma Cao chẳng khác nào một hành lang thời gian và không gian thể hiện sự hội tụ giữa văn minh phương đông và phương tây, nó được chia thành hai hàng đối diện giữa văn giáp cốt Trung Quốc với chữ hình nêm của phương tây; Giữa Binh Mã Dõng thời cổ Trung Quốc với tàu biển Bồ đào Nha thời trung cổ; Giữa tư tưởng Lão Tử với triết học của Aristotle, nơi nào cũng thể hiện được sức quyến rũ sự dung hòa văn hóa giữa Trung Quốc và phương Tây của Ma Cao.

Ngoài văn hóa ra, tại viện bảo tàng này, chúng ta còn được thưởng thức phong cảnh đậm đà của phố phường Lãnh Nam, cũng như bầu không khí của đường phố buôn bán với nước ngoài tập trung nhiều hãng buôn. Trong viện bảo tàng còn có một đường phố Ma Cao, với đặc sắc khung cửa khắc hoa và tường phòng hỏa trên mái nhà ngói đen của nhà dân vùng lãnh nam, đứng sát bên nhà dân kiểu Bồ Đào Nha với gam màu vàng óng và màu lam nhạt là chính, thỉnh thoảng lại nghe tiếng rao bán hàng vang lên từ đầu phố.

 

Bước vào Viện bảo tàng, du khách sẽ phát hiện viện bảo tàng Ma Cao cũ núp dưới bệ "Đại pháo đài" Ma Cao. Pháo đài này cùng với 8 cụm kiến trúc như: Cổng bia Đa- sam- ba, Nhà thờ thánh mẫu, Miếu Na Tra, Ngôi nhà họ Lư, Tòa lầu cục cảng vụ, Miếu Ma Các v v, với hơn 22 kiến trúc lịch sử, đã tạo thành chủ thể của "Khu thành lịch sử Ma Cao".

Tháng 7 năm 2005, hội nghị Hội đồng Di sản văn hóa thế giới khóa 29 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc đã quyết định, đưa "Khu thành lịch sử Ma Cao" vào danh mục di sản văn hóa thế giới, trở thành di sản thế giới thứ 31 của Trung Quốc. Giám đốc Sở Du lịch Đặc khu Ma Cao An Đống Lương nói: "Những di sản văn hóa này là di tích dung hòa giữa văn hóa TrungQuốc và phương Tây của Ma Cao trong hơn 400 năm nay, là một nét độc đáo của thành phố".

Qua những kiến trúc lịch sử này, du khách sẽ cảm nhận được sự va chạm và hội nhập của nhiều nền văn hóa, cùng trạng thái kinh tế như: Tư tưởng, Tôn giáo, Mậu dịch, cũng như phong tục tập quán dân tộc v v giữa Trung Quốc và phương tây trong 400 năm nay. Trên mảnh đất nhỏ hẹp này đã chuyển tải khá nhiều văn hóa và lịch sử, rồi cuối cùng đều bao dung lẫn nhau và cùng phát triển, đây đích thực là một hiện tượng độc đáo về mặt văn hóa.

Trước khi Ma Cao trở về với Trung Quốc, Ma Cao còn chưa chú ý tới ý nghĩa văn hóa đa nguyên của bản thân. Sau khi khu thành lịch sử Ma Cao được đưa vào danh mục di sản văn hóa thế giới, nhiều người Ma Cao mới bắt đầu nhìn nhận lại giá trị của thành phố nơi mình cư trú này. Bà Hà Lệ Chiêm công tác tại Sở Văn hóa Ma Cao đã có sự từng trải này. Thời còn nhỏ bà học sách giáo khoa Hồng Công thời Anh quốc cai quản, nên có khá đông người Ma Cao không mấy hiểu biết đối với tổ quốc và văn hóa Ma Cao. Do đó, bà cho rằng ý nghĩa của việc được cộng nhận là di sản thế giới và triển khai nhiều hoạt động văn hóa khác đã vượt xa bản thân của hoạt động văn hóa. Bà Hà Lệ Chiêm rất tương đắc được công tác tại cơ quan văn hóa sau khi Ma Cao trở về với Trung Quốc. Bà nói: "Trở về 10 năm nay, có thể nói chúng tôi đã giữ gìn được di sản văn hóa thế giới này, chúng tôi đã xây dựng được nhiều cơ sở văn hóa, cùng 4 sản phẩm thương hiệu văn hóa hướng ra thế giới như: Ngày hội âm nhạc Ma Cao, ngày hội nghệ thuật Ma Cao, đoàn nhạc Ma Cao và đoàn nhạc Trung Quốc của Ma Cao".

Nghệ thuật đầy ý tưởng sáng tạo của Ma-cao trong bối cảnh văn hóa đa nguyên

 

Ma-cao được tôn vinh là "Lát Vê-gát phương Đông", nhiều người nghĩ Ma-cao chỉ là một thành phố nổi tiếng về casino. Thực ra, Ma-cao có bề dày lịch sử và văn hóa. Do chịu sự thống trị thực dân nhiều năm và di dân các thời kỳ lịch sử tràn vào, viên ngọc sáng ở biển Nam Trung Quốc này có văn hóa đa nguyên gồm văn hóa truyền thống Trung Quốc, văn hóa Nam Âu và văn hóa Đông Nam Á. Những năm qua, nghệ thuật đầy ý tưởng sáng tạo do văn hóa đa nguyên này thai nghén đã từ không đến có, phát triển không ngừng.

Tháng 7 năm 2005, tại Hội nghị Ủy ban Di sản Thế giới khóa 29 UNESCO, "Khu lịch sử Ma-cao" lấy khu nhà cũ Ma-cao làm trung tâm, nối liền bằng quảng trường và đường phố lân cận, được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Ủy ban Di sản Thế giới giải thích rằng, "Khu lịch sử Ma-cao" là khu lịch sử gồm cả kiến trúc truyền thống Trung Quốc lẫn kiến trúc phương Tây, là khu nhà hiện còn lại có lịch sử dài nhất, quy mô lớn nhất, bảo tồn hoàn chỉnh nhất và tập trung nhất, cũng là kết tinh hơn 400 năm văn hóa Trung Quốc và phương Tây trao đổi với nhau và văn hóa đa nguyên cùng tồn tại.

Điều không cần nghi ngờ là, kiến trúc ở khu lịch sử là kết quả hội nhập văn hóa Trung Quốc và phương Tây. Nhưng, văn hóa đa nguyên này thể hiện như thế nào trong cuộc sống người dân Ma-cao? Chị Lâm San, cư dân Ma-cao nói: "Chúng tôi từ thuở nhỏ đã quen với tình hình bên cạnh có nhiều người nước ngoài đến từ nhiều nước khác nhau, rất có thể hàng xóm của tôi là người Phi-li-pin, đi qua một phố sẽ gặp người Bồ Đào Nha. Người Ma-cao không bài xích gì, chúng tôi dĩ nhiên ảnh hưởng lẫn nhau. Về tiếp nhận thông tin, chúng tôi cũng giữ thái độ mở cửa, chúng tôi có thể đọc được thông tin văn hóa đến từ các nước khác nhau.

Văn hóa đa nguyên đi vào cuộc sống của chúng tôi một cách tự nhiên." Chị Lâm San là người phụ trách công việc quan hệ công chúng của "Khu sáng tạo số 10 Phong Đường Ma-cao". Khu sáng tạo này nằm ở khu nhà cũ Ma-cao, vốn là biệt thự tư nhân có lịch sử gần trăm năm, sau đó được Chính quyền Ma-cao mua lại dùng làm vườn ươm công nghiệp văn hóa địa phương. Hiện nay, ở khu sáng tạo này có 2 sảnh triển lãm đa chức năng và hơn 10 phòng trưng bày, giới thiệu tác phẩm nghệ thuật với chủ đề và hình thức khác nhau, bao gồm triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh, triển lãm tranh, triển lãm đồ gốm v.v, nội dung rất phong phú.

Trong đó, vừa có tranh thủy mặc truyền thống Trung Quốc với khổ lớn của họa sĩ Lê Ưng nổi tiếng, vừa có tác phẩm thiết kế khung phẳng của sinh viên Học viện Khoa học Tự nhiên Ma-cao, cũng có tác phẩm nhân vật hoạt hình của học sinh tiểu học địa phương. Chị Lâm San cho rằng, các thứ nói trên đều là tài nguyên quý báu của ngành công nghiệp sáng tạo văn hóa của Ma-cao trong tương lai. Chị nói: "Hiện nay nhiều người trẻ ở Ma-cao làm nghề sáng tác nghệ thuật, nhưng họ có ít cơ hội trưng bày tác phẩm mình. Khu sáng tạo chúng tôi cung cấp cơ hội nhiều hơn cho họ, để trưng bày tác phẩm của nghệ sĩ Ma-cao. Hiện nay chúng tôi chủ yếu dựa vào hình thức triển lãm, lớp đào tạo và buổi nói chuyện để thúc đẩy ngành công nghiệp sáng tạo phát triển."

 

Anh Á Chính là một trong những nghệ sĩ chính của khu sáng tạo số 10 Phong Đường. Năm 1999, nhân dịp Ma-cao trở về với Trung Quốc, anh Á Chính lúc đó làm việc ở toà soạn báo, muốn thông qua tác phẩm sáng tác để ghi lại và phản ánh những biến thiên của Ma-cao. Anh bèn từ chức, chuyên tâm sáng tác sê-ri tác phẩm tranh hoạt hình mang tên "Phố phường Ma-cao", phản ánh hình ảnh thú vị về phong tục tập quán, xưởng thủ công mỹ nghệ, người bán rong và trẻ em vui chơi, khiến đông đảo khán giả, nhất là ông bà già có dịp nhớ về ngày xưa.

Nhân dịp Ma-cao chào mừng 10 năm ngày trở về với Trung Quốc, anh Á Chính đã xuất bản cuốn sách "Ký ức thủy mặc—phong cảnh và con người Ma-cao", anh dùng 100 bức tranh hoạt hình kèm theo thuyết minh để giới thiệu văn hóa Ma-cao đặc biệt, góp phần phát triển ngành công nghiệp sáng tạo văn hóa địa phương. Anh Á Chính nói: "Nghệ sĩ, hoạ sĩ là một phần trong ngành công nghiệp sáng tạo, nhưng là phần quan trọng nhất đối với Ma-cao, vì trong tình hình các hình thức sản phẩm khác chưa xuất hiện, chúng tôi hướng dẫn nghệ sĩ Ma-cao cất bước đi đầu tiên, tôi cho rằng điều này là điều quan trọng nhất." Phát triển ngành công nghiệp văn hóa cũng là một trong những công tác Chính quyền Đặc khu Hành chính Ma-cao dốc sức thúc đẩy. Sau khi Ma-cao trở về với Trung Quốc, Chính quyền Đặc khu xuất phát từ tình hình thực tế, nêu ra sách lược phát triển kinh tế đa nguyên hóa trên mức thích hợp.

Xem xét đến việc Ma-cao chỉ rộng hơn 20 ki-lô-mét vuông, dân số ít, chỉ có khoảng 500 nghìn người, phát triển ngành công nghiệp sáng tạo văn hóa có thể trở thành một điểm đột phá. Ông Hà Hậu Hoa, nguyên Trưởng Đặc khu Hành chính nói: "Cá nhân tôi cho rằng, ngoài phải hỗ trợ mạnh mẽ hơn ngành công nghiệp hiện có ra, Ma-cao phải nhìn rõ ngành hội nghị, triển lãm và ngành công nghiệp văn hóa là 2 điểm sáng, 2 điểm đột phá có tiềm năng trong tương lai. Chúng tôi hiện nay đã tạo điều kiện tương đối thuận lợi, để Chính quyền khoá tới tiếp tục thúc đẩy phát triển 2 ngành này."

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1506
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy