BTH: Làng nghề đất Việt – niềm tự hào ngàn năm

01/09/2016 Kiến Admin sưu tầm & tổng hợp
1687
0

An imageTại Việt Nam có rất nhiều làng nghề thật lạ, độc nhất vô nhị, được hình thành và phát triển từ nhiều đời nay. Trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm, nghề và làng nghề đã tồn tại và phát triển như một phần không thể tách rời lịch sử mỗi làng quê, thôn xóm của vùng đất này.

Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính.

Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại lợi ích thiết thân cho cư dân. Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa… phục vụ sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa. Từ chỗ một vài nhà trong làng làm, nhiều gia đình khác cũng học làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau.

Tính đến hết năm 2009, Việt Nam có hơn 2.000 làng có nghề truyền thống (Hà Nội có 1.350 làng có nghề, chiếm 59% tổng số làng của cả nước. Trong đó: có 198 làng nghề truyền thống thuộc 47 nghề như: gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, sơn mài…)

Phát triển làng nghề có tác dụng rõ rệt đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại lên 70 – 80%, giảm tỷ trọng nông nghiệp xuống 20 – 30%. Vì vậy, chúng ta nên đặc biệt chú trọng phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới, có chính sách hỗ trợ cải tạo môi trường các làng nghề, cơ chế khuyến khích đào tạo nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm…

Gắng giữ nghề quý của cha ông để lại, hun đúc thêm truyền thống, vun đắp tài hoa cho lớp đi sau, đó là tâm huyết không chỉ của những nghệ nhân gắn bó lâu năm với nghề mà còn là mong muốn của hàng triệu người dân Việt…

 

A. Một số làng nghề truyền thống

1 An Giang – Làng dệt thổ cẩm Châu Giang
2 Bắc Ninh – Làng dệt Hồi Quan
3 Bắc Ninh – Làng đúc đồng Đại Bái
4 Bắc Ninh – Làng tre trúc Xuân Lai
5 Bến Tre – Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Ðốc
6 Bến Tre – Làng Kềm Mỹ Thạnh
7 Bình Dương – Làng sơn mài Tương Bình Hiệp
8 Bình Thuận – Làng nghề truyền thống
9 Cao Bằng – Làng rèn Phúc Sen
10 Đà Nẵng – Làng chiếu Cẩm Nê
11 Đà Nẵng – Làng đá mỹ nghệ Non Nước
12 Đồng Tháp – Làng chiếu Định Yên
13 Hà Nam – Làng nghề dệt lụa truyền thống ở Nha Xá
14 Hà Nội – Cốm làng Vòng
15 Hà Nội – Đậu làng Mai
16 Hà Nội – Làng đúc đồng Ngũ Xã
17 Hà Nội – Làng giấy dó Yên Thái
18 Hà Nội – Làng hương Yên Phụ
19 Hà Nội – Làng làm bánh trưng Thanh Khúc
20 Hà Nội – Làng nghề Bát Tràng
21 Hà Nội – Làng nghề kim hoàn
22 Hà Nội – Nghề làm thuốc ở làng “vải” Ninh Hiệp
23 Hà Nội – Rượu nếp gảy làng Tó
24 Hà Tây – Động Giã phát triển nghề làm nón
25 Hà Tây – Kết cỏ rừng đổi lấy…đô la
26 Hà Tây – Làng gỗ Sơn Đồng
27 Hà Tây – Làng nghề cơ kim khí nông cụ Vĩnh Lộc
28 Hà Tây – Làng nghề cót nan Văn Khê
29 Hà Tây – Làng nghề đan cỏ tế thôn Lưu Thượng
30 Hà Tây – Làng nghề Dư Dụ
31 Hà Tây – Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ
32 Hà Tây – Làng nghề làm chăn gối đệm bông
33 Hà Tây – Làng nghề làm quạt giấy vác
34 Hà Tây – Làng nghê mây Chương Mỹ
35 Hà Tây – Làng nghề ngà sừng Thụy Ứng
36 Hà Tây – Làng nón Chuông
37 Hà Tây – Làng nghề rèn Đa Sỹ
38 Hà Tây – Làng nghề tăm hương Phú Lương Thượng
39 Hà Tây – Làng nhiếp ảnh Lai xá
40 Hà Tây – Làng thêu Quất Động
41 Hà Tây – Làng tò he Xuân La
42 Hà Tây – Nghề tạc đá của người dân Phụng Châu
43 Hà Tây – Tơ lụa Hà Đông
44 Hà Tây – Trống Thanh Thùy
45 Hà Tây- Làng nghề thêu thôn Trê
46 Hà Tây – Làng thêu Đào Xá
47 Hà Tĩnh – Làng rèn Trung Lương
48 Hải Dương – Làng nghề vàng bạc Châu Khê
49 Huế – Bánh tét làng Chuồn
50 Huế – Chạm khảm Mỹ Xuyên
51 Huế – Đan lát Bao la
52 Huế – Gốm Phước tích
53 Huế – Hoa giấy Thanh tiên
54 Huế – Làng chài Thuận An
55 Huế – Làng đệm Phò Trạch
56 Huế – Làng nón bài thơ Tây Hồ
57 Huế – Làng nón lá Phủ cam
58 Huế – Làng rèn Hiền lương
59 Huế – Nghề Kim hoàn Kế Môn
60 Huế – Phường Đúc
61 Huế – Sơn mài truyền thống Huế
62 Huế – Thêu Thuận Lộc
63 Huế – Tranh làng chuồn
64 Huế – Tranh Làng Sình
65 Khánh Hoà – Làng đúc đồng Phú Lộc Tây
66 Lào Cai – Làng Cát Cát ở Sa Pa
67 Lào Cai – Làng thổ cẩm Tả Phìn
68 Nam Định – Làng sơn mài Cát Đằng
69 Nam Định – Nghề chạm gỗ La Xuyên
70 Nam Định – Làng đúc tượng đồng nổi tiếng
71 Nam Định – Nón lá Nghĩa Châu
72 Ninh Bình – Nghề thêu ở Văn Lâm
73 Ninh Thuận – Làng gốm Bầu Trúc
74 Phú Yên – Làng dệt thổ cẩm của người ÊĐê
75 Phú Yên – Làng bánh tráng Hoà Đa
76 Quảng Nam – Làng dệt Mã Châu
77 Quảng Nam – Làng đường Bảo An
78 Quảng Nam – Làng gốm Thanh Hà
79 Quảng Nam – Nghề làm đèn lồng ở Hội An
80 Quảng Nam – Nghề Đúc Đồng Phước Kiều
81 Quảng Nam – Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu
82 Quảng Nam – Làng mộc Kim Bồng
83 Quảng Nam – Làng chiếu cói Bàn Thạch
84 Quảng Ninh – Nghề đánh bắt hải sản
85 Quảng Ninh – Nghề mỹ nghệ than đá
86 Quảng Ninh – Nghề nuôi cấy ngọc trai
87 Quảng Ninh – Nghề thủ công gốm sứ
88 Quảng Trị – Làng dệt xăm, lưới
89 Thái Bình – Làng chạm bạc Đồng Xâm
90 Thái Bình – Làng dệt chiếu Hới
91 Thanh Hoá – Chiếu cói Nga Sơn
92 TP. HCM – Nghề đúc đồng ở Sài Gòn xưa
93 TP. HCM – Làng hoa Gò Vấp

 

B. Một số làng nghề ở các tỉnh

 

 

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1491
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy