Cả 3 chữ nầy đều cần phải giải thích.
Đế và tranh là hai loại cây mọc hoang đầy các bưng biền miền Nam Kỳ Lục Tỉnh, cùng họ với lau lách ở ngoài Bắc, ngoài Trung.
Thời thực dân Pháp đánh thuế rượu, bà con vùng sông nước Cửu Long phải trốn vô vùng bưng biền xa tránh bọn Tây đoan, Tàu cáo, mà thuở chưa khẩn hoang đó bưng biền chỉ toàn cỏ tranh, cỏ đế. Cỏ tranh lợp mái, gốc đế làm củi hầm rượu.
Vậy nên cái tên rượu đế mới chỉ có từ ngày thực dân Pháp chiếm Nam Kỳ Lục Tỉnh, bằng chứng là năm 1885 ông Huỳnh Tịnh Của soạn bộ “Quắc Âm tự vị”, tới chữ xị chỉ ghi loạn xị, suôi xị chớ chưa ghi xị đế.
Cỏ tranh và cỏ đế
Xị là đơn vị đo lường bằng ¼ lít, cũng chỉ có từ ngày bà con miệt vườn uống nước ngọt xá xị xong giữ lại cái chai đựng rượu hoặc nước mắm, nước tương.
Ba cố nhiên là số 3, nhưng cũng là tiếng thường dùng của bà con Nam Bộ, ba láp (palabre), ba sàm, ba xạo, ba trợn, ba chớp ba nháng, ba hoa chích chòe…
ba láp (palabre)
Nhưng tại sao lại ba xị?
Bởi sai con đi mua đế đong bằng chai xị thời nhiều nhứt là 3 xị thôi, chớ tới bốn xị phải nói là mua cả lít.
Nhà văn Vũ Bằng còn để cảm hứng bay xa lắc xa lơ khi luận rằng “ba xích đế” bắt nguồn từ “ba xị đế”.
10/17/17
Mừng Sinh Nhật con gái
ĐXĐ.
Bình luận từ người dùng