Chạy trời không khỏi nắng!

Bữa ngồi với Bò và Ốm tui khoe mới tìm ra nguồn gốc cái sự ba chong ne (patron - nègre) có từ đâu. Bữa qua coi trên FB thấy cái bài ai đó nói mới tìm được tài liệu rất quí về KTS Ngô Viết Thụ với trường đại học Huế, nhưng trong bài đó có 1 chi tiết như sau:

”Ông là người Việt Nam duy nhất đoạt giải Khôi nguyên La Mã trong một cuộc thi tách khỏi thế giới thực 100 ngày, giam mình trong thánh phòng để chỉ vẽ...”

Làm cho dân học kiến trúc bọn tui bị "choáng"! Vậy nên đành phải phân trần một chút về cái trường Beaux-Arts Paris và cái Prix de Rome.

 

I. Trường Mỹ Thuật Paris

Trường Mỹ thuật Paris (École des Beaux-Arts) có lịch sử kéo dài hơn 350 năm, tiền thân là Học viện Mỹ thuật (Académie des Beaux-Arts) được thành lập năm 1648 bởi Hồng y Cardinal Mazarin.

Trường Mỹ thuật Paris (École des Beaux-Arts)

Ai mê 3 chàng ngự lâm pháo thủ thời biết Mazarin là Hồng y kế nhiệm Richelieu.

Hồi đầu các xưởng hay còn gọi là họa thất chưa được đặt trong khuôn viên của Viện, lý do thời các bạn xem tấm hình kèm theo đây là hiểu liền...

Xưởng vẽ (Atelier)

Ông Thầy là ông chủ tức là Patron.

Khối sinh viên gọi là mass, nên anh trưởng khối đó gọi là Massier.

Sau nầy có khoa kiến trúc thời sinh viên kiến trúc dùng cả hai danh xưng nầy nên mới có Patron-Nègre, Massier Trưởng tràng.

Chương trình học chính thức của trường khi đó gồm các khóa giảng về các ngành nghệ thuật và luyện nghề trong 10 xưởng, trong đó có 3 xưởng hội hoạ (dạy cả khắc kim loại), 3 xưởng điêu khắc (dạy cả khắc mề đay và đá quý), 3 xưởng dạy kiến trúc và 1 xưởng dạy hình hoạ.

Có 16 môn học:

  1. Lịch sử đại cương, 
  2. Giải phẫu cơ thể, 
  3. Luật viễn cận áp dụng cho hội hoạ và kiến trúc, 
  4. Toán và cơ học, 
  5. Hình học hoạ hình, 
  6. Vật lý và hóa học, 
  7. Cách cắt hình khối và dựng sơ đồ, 
  8. Xây dựng, 
  9. Luật dựng tòa nhà, 
  10. Lịch sử kiến trúc, 
  11. Lý thuyết kiến trúc, 
  12. Hình hoạ trang trí, 
  13. Bố cục trang trí, 
  14. Văn học, 
  15. Lịch sử kiến trúc và cổ điển học, 
  16. Lịch sử nghệ thuật và thẩm mỹ học.

Từ 1884 tới đầu thế kỷ XX, trở thành học sinh chính thức của trường Mỹ thuật Paris là một việc cực khó đối người ngoại quốc. Ngoài 2 vòng thi nói trên, thí sinh ngoại quốc còn phải vượt qua một cuộc thi tiếng Pháp.

So với học sinh chính thức, trở thành học sinh học tại xưởng của các giáo sư dễ hơn nhiều. Học sinh tự chọn giáo sư trưởng xưởng, cho giáo sư xem các bức họa của mình. Giáo sư đồng ý là được nhận.

Jean-Léon Gérôme, một trong 3 trưởng xưởng hội hoạ của trường Mỹ thuật Paris thời đó là một hoạ sư nổi tiếng hào hiệp, nhận học trò từ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là từ Mỹ.

Có một cuốn sách tên là “Ecole des Beaux-Arts Paris", của Alexis Lemaistre, hình như viết từ năm 1889, nói rất chi tiết về thời kỳ nầy, nhưng tiếc rằng tui chưa được đọc. Tuy thế đôi khi gặp vài trích đoạn rất thú vị của sách. 

Ví dụ:

Theo Alexis Lemaistre, học sinh trường Mỹ thuật Paris không phải đóng học phí, nhưng phải nộp một khoản tiền nhập xưởng (la masse) 35 Fr cho trưởng lớp (le massier) để mua giá vẽ, ghế vẽ, xà phòng rửa, bút vẽ, giẻ lau, v.v... Ngoài ra mỗi học sinh tự nguyện đóng khoảng 10 – 15 Fr tiền chào mừng (la bienvenue) vào quỹ xưởng để chi cho rượu, bánh ngọt, thuốc lá của cả lớp.

Thấy đầy hơi hướm truyền thống kiến trúc mà Minh Bò kể trong bài mới đây...

Để hiểu giá trị số tiền phải đóng mời các bạn tính toán như sau:

Lemaistre cho biết thực đơn bữa ăn ở quán ăn sinh viên cạnh trường gồm bít tết (8 sous), xúc xích (3 sous), bánh mì (3 sous), pho-mát Gruyère (3 sous), nửa chai vang (10 sous), cà phê (10 sous). Tổng cộng là 37 sous tức khoảng 1.85 Fr (1 Fr = 20 sous). So với lương nhân viên bảo vệ trường Mỹ thuật Paris thời đó là 900 Fr/tháng, hoặc lương giáo sư mỹ thuật từ 2,400 – 4,000 Fr/tháng, bữa ăn sinh viên như vậy là khá rẻ.

 

II. Grand Prix de Rome

Điều đầu tiên phải nói rằng Prix de Rome thi ở Pháp, là giải thưởng để nhận học bổng của trường Beaux-Arts Pháp.

“Prix de Rome" là giải thưởng do Viện Hàn lâm Hội hoạ và Điêu khắc Hoàng gia (l’Académie Royale de Peinture et de Sculpture) đặt ra từ 1663 cho hội hoạ và điêu khắc. 

Pháp - Thành lập Viện Hàn lâm Hội hoạ và Điêu khắc Hoàng gia (sách xuất bản 1692 - 106 trang)

Năm 1720 người ta thêm Prix de Rome cho kiến trúc, và năm 1802, Prix de Rome cho âm nhạc. Từ năm 1803 Prix de Rome do viện Hàn lâm Mỹ thuật quản lý và tổ chức.

Phối cảnh phòng triển lãm của Viện Hàn lâm Hội hoạ và Điêu khắc Hoàng gia ở Louvre - Paris
(c) Gallica, BNF

Người được giải nhất Grand Prix de Rome, sẽ được cấp học bổng của hoàng gia Pháp sang Ý tu nghiệp 3 – 5 năm, sống tại viện Hàn lâm Pháp (Académie de France) ở Rome toạ lạc tại Palazzo Mancini (1737 – 1793), sau chuyển sang villa Medici (1803 – 1967). Mỗi năm chỉ có 6 hoạ sĩ, 2 nhà điêu khắc, và 2 kiến trúc sư được gửi sang Rome.”

Villa Medici ở Rome (La Mã)

Bởi vậy Hà Lan, Bỉ và Mỹ cũng có Prix de Rome của riêng họ.

Lại nữa mỗi bộ môn như hội họa, điêu khắc, âm nhạc, kiến trúc đều có cách tuyển chọn của riêng mình, theo đánh giá thời cách tuyển của hội họa là khó nhất.

Về cách tuyển chọn của bộ môn kiến trúc xin lấy trường hợp KTS. Ngô Viết Thụ cho cụ thể:

• Năm 1955 ông Thụ đã đạt 3 concours tiên Prix de Rome với premiere mention, để đạt chuẩn dư concours Prix de Rome, đề tài năm đó là “Un sanctuaire votif” 
• Kết quả là Ngô Viết Thụ premier grand prix, Bruno Pouradier-Duteil, premier second grand prix, Régis Maréchal deuxième second grand prix.
• Sau đó ông Thụ trình luận án tốt nghiệp và đạt danh hiệu KTS DPLG của Pháp.
• Sau đó nữa ông mới qua lưu trú tại villa Medici nghiên cứu chuyên sâu 3 năm về kiến trúc và qui hoạch đô thị.

Do biến cố kinh tế năm 1968 mà ông Bộ trưởng Giáo dục Pháp thời ấy là André Malraux đã bãi bỏ vĩnh viễn Prix de Rome.

Đính kèm danh sách những sinh viên kiến trúc đã đạt Grand Prix de Rome với tên đề tài (xem phụ lục.)

Đồ án đoạt giải năm 1955 của sinh viên kiến trúc Ngô Viết Thụ.

(Xin nhận lỗi với anh Ngô Viết Nam Sơn vì chép hình nầy mà chưa hỏi xin phép.)

Cũng xin nói rõ theo tui thời cái danh xưng Khôi nguyên La Mã không chuẩn chút nào!

 

Phụ lục:

Liste des prix de Rome en architecture.

Cette page recense les lauréats du prix de Rome en architecture.

Le prix de Rome en architecture est créé en 1720.

Sommaire

(Danh sách quá dài nên tui cắt bớt, xin lỗi các bạn)

KTS. Ngô Viết Thụ và giải "1er Grand Prix - 1955" trên trang www.grandemasse.org

• 1955 - Un sanctuaire votif, Ngô Viết Thụ premier grand prix, Bruno Pouradier-Duteil, premier second grand prix, Régis Maréchal deuxième second grand prix
• 1956 - Une acropole, Serge Menil premier grand prix, Michel Folliasson premier second grand prix, François Mille deuxième second grand prix
• 1957 - Un palais des sciences naturelles Jean-Marie Brasilier premier grand prix, Jean-Robert Delb premier second grand prix, Georges Robert deuxième second grand prix
• 1958 - Un panthéon pour l'Europe, pas de premier grand prix, Gérard Carton premier second grand prix, Claude Bach deuxième second grand prix, André Menartmention honorable
• 1959 - Un centre de rencontres internationales d'art dramatique et d'art lyrique, Christian Ivaldi premier grand prix 1958, Gérard Carton premier grand prix 1959, Jacques Tournier premier second grand prix, Jean-Pierre Hardy deuxième second grand prix
• 1960 - Le centre d'affaires d'une grande capitale, Jean-Claude Bernard premier grand prix, Pierre Doucet premier second grand prix, Christian Cacaut deuxième second grand prix
• 1961 - Un monastère pas de premier grand prix, Gérard Grandval premier second grand prix, Jacques Labro, deuxième second grand prix
• 1962 - Un centre national d’Architecture, Jean-Loup Roubert premier grand prix 1961, Michel Dufour premier grand prix 1962, Guy Daher premier second grand prix, Jean-Louis Girodet deuxième second grand prix
• 1963 - Un institut de la mer, Jean-Louis Girodet premier grand prix, Jacques Lallement (architecte) premier second grand prix, Charles Moyon deuxième second grand prix
• 1964 - Un cercle international de l’information, Bernard Schoebel premier grand prix, Jean-Pierre Poncabaré premier second grand prix, Gérard Delli deuxième second grand prix
• 1965 - Une fondation pour l'étude de l'architecture contemporaine, Jean-Pierre Poncabaré24, François Legenne premier second grand prix, Jacques Ringuezdeuxième second grand prix
• 1966 - Une île artificielle, centre des arts et des loisirs marins, Jacques Ringuez premier grand prix, Pierre Colboc premier second grand prix, Robert Montierdeuxième second grand prix
• 1967 - Une maison pour l'Europe dans l'hypothèse d'une transformation du centre de Paris, Daniel Kahane premier grand prix, Michel Longuet premier second grand prix, Aymeric Zublena deuxième second grand prix25

 

KTS Đỗ Xuân Đạm

 

Xem thêm: 

 

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1518
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy