Quê nhà

Chị đi em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn mẹ già em trông
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa
-
Nguyễn Bính
 

(Cảm xúc khi nghe cô bé Phạm Quỳnh Anh hát bài  HELLO VIÊT NAM) ...

 

Country road!
Take me home.
To the place I belong

Người Mỹ hát như thế

Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Người Trung quốc làm thơ như thế.

Nơi quê hương là đẹp hơn cả.

Quốc văn Giáo khoa thư  dạy  như  thế.

Ai cũng có một nơi chốn thân thương mong trở về thăm.
Vạn lý tình  hề, vọng cố hương.

Nostalgie Khái niệm tình hoài hương, với lòng hoài niệm thường hoà lẫn vào nhau.

Tôi nghĩ tình hoài hương đòi chí ít hai điều kiện:   

  • Một nơi chốn nhiều kỷ niệm,   
  • Và phải xa rồi nơi chốn ấy.

Càng xa lâu, càng ít cơ hội gặp lại tình càng âm ỷ thôi thúc. Tình hoài hương không chỉ nhớ về nơi chốn mà cần hình bóng con người cụ thể thân thương.

Những người trọn đời sống giữa luỹ tre, chưa bao giờ đi xa làng lấy vài mươi cây số, chắc họ hoàn toàn xa lạ với tình hoài hương của chúng ta. Tôi đã về thăm lại làng Yên Phúc của cha tôi, Làng Văn Quán của mẹ tôi Đi chào họ hàng  nội ngoại. Tôi đã vào lễ đình, chụp ảnh dưới cổng làng, dạo bước trên đường quê Nhưng không tìm thấy bóng mình nơi quê cha đất tổ Không cảm thấy thân thiết gắn bó. Cái háo hức lúc chuẩn bị về thăm quê không còn nữa. Chỉ còn là nghi thức, là bổn phận, pha chút tò mò.

Về Qui Nhơn, về Nha Trang, đi trong bóng rợp hàng me, hàng dầu của đường phố Sài Gòn Lòng tôi lại mênh mang tình.  

Đi xa tôi hoài nhớ, trở về lòng bồi hồi. Mong được nhìn lại từng góc phố cũ, căn nhà quen từ ngày xưa  ấy. Mong gặp lại từng khuôn mặt mà lòng tôi cảm thấy  thân thiết. Đó mới là nơi tôi thuộc về, The place I belong to. Là hương quan xứ thị của lòng tôi.

Vậy mà có hỏi:     

- Bạn là người Qui Nhơn hả?  - Bạn là người Sài Gòn hả?

Thì vội vã:  - Không, tôi Bắc  kỳ di cư. 

Sao mà máy móc vô cảm đến thế không biết nữa! Anh Ba, quê  Bình Định, hiệu trưởng một trường tiểủ học, con nuôi Ba tôi. Bỏ quê cha đưa vợ con vào Vĩnh Long lập nghiệp Anh đông con, phần lớn được sinh từ Qui Nhơn Chết, mộ anh được chôn ở vườn sau, trong khu đất anh đã mua gần cầu Đường Chừa - ngọai ô thị xã Vĩnh Long, không đưa về quê.

Các con anh, nay cũng đã vợ con đùm đề. Không nghe chúng nhắc đến quê Bình Định. Chúng chỉ về thăm quê Vĩnh Long thôi. Thương  quá các cháu sinh ra  lớn lên nơi hải ngoại, tiếng Việt chưa sõi. Trong một kỳ nghỉ nào đó, được về Việt nam  thăm “Quê hương“. Người lớn tha thiết mong các cháu cảm nhận được tình yêu quê hương nguồn cội! Nếu các cháu chưa có được được cái tình với  “Quê cha đất tổ“  đó của người lớn Có phải là các cháu mất gốc đâu. Chưa cho bám rễ sâu mà đòi thành gốc được sao?

Mừng các cháu đã về thăm, Việt Nam Khách sạn 5 sao, người bán vé số Nhà hàng đặc sản, lũ trẻ đánh giầy Kẹt xe, ngập nước, khói cay Xanh rờn thảm lúa miền Tây Mênh mông bè cá Cửu Long Nước mắm Phú Quốc, cháo lòng, canh chua Phở, bún bò, bún ốc, riêu cua… Nhãn Hưng Yên, vải thiều, bưởi da xanh, Sầu riêng, vú sữa…

Thật tốt đẹp khi bàn chân các cháu đã in dấu trên đất mẹ. Thật đáng quý khi trong lòng các cháu nhớ những cái tên Sài gòn, Hà Nội, Nha Trang, Hội An, Huế, Hạ Long… Cô bé Phạm Quỳnh Anh đã hát rất hay rất thật!

One day I’ll come to you to say Hello…Việt nam.  

Thế là đủ rồi !  

YOU’RE WELCOME ! .

SG - 2009

KTS. Đỗ Xuân Đạm

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1491
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy