Vài nét về trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn

03/07/2019 Lê Văn Tâm
3783
0

Trường Mỹ thuật Đông Dương 

Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập ngày 27 Tháng Mười năm 1924 với sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin. Tên tiếng Pháp của trường khi đó là École Supérieure des Beaux-Arts de l'Indochine (en) nhưng nếu theo hệ thống giáo dục chính quy của Pháp thì không thể coi Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương là trường cao đẳng vì École Supérieure phải thuộc hệ thống trường lớn (Grandes écoles), tức những trường bậc đại học danh tiếng nhất. Đúng ra theo hệ thống giáo dục Pháp thì trường cao đẳng là trường đại học chuyên ngành, thể thức thi tuyển vào còn khó khăn hơn các trường Đại học (Université) bình thường. Tuy nhiên trường Cao đẳng Mỹ thuật đã thành công như một bước đột phá mang quy thức nghệ thuật Tây phương đến Đông Dương.

Trường Mỹ thuật Paris, số 14 phố Bonaparte

Thư viện trường Mỹ thuật Paris

Trong loge tại concours phác thảo (vòng loại).
Minh hoạ từ cuốn “L’école des beaux-arts” của Alexis Lemaistre.

Người đảm nhiệm thành lập trường là họa sĩ người Pháp Victor Tardieu; ông được bổ làm hiệu trưởng. Khi ông mất năm 1937, Évariste Jonchère (en 1892-1956) là người kế nhiệm.

Nguyên bản chụp bức thư ngày 23.6.1890 của Léon Bourgeois, giám đốc mỹ thuật Bộ Giáo dúc công và Mỹ thuật, gửi hiệu trưởng trường Mỹ thuật Paris

Vào thời Nhật chiếm (1940-45) hoạt động của trường bị hạn chế rất eo hẹp. Năm 1943 vì nạn oanh tạc của máy bay Đồng minh Trường phải tản cư dời bỏ Hà Nội. Khoa hội họa do Joseph Inguimberty (en) điều hành và một phần khoa điêu khắc dời lên Sơn Tây. Khoa kiến trúc và phần lớn khoa điêu khắc thì theo Jonchère vào Đà Lạt. Một số lớp mỹ thuật trang trí thì lánh xuống Phủ Lý. Khi Nhật đảo chính Pháp Tháng Ba năm 1945 thì Trường bị giải tán.

Trường hoạt động trong thời gian 20 năm (1925-45), trao bằng tốt nghiệp cho 128 sinh viên họa sĩ, trong đó có những tên tuổi lớn của nền mỹ thuật Việt Nam sau này như Nam Sơn, tên thật Nguyễn Vạn Thọ (1890-1973), Nguyễn Phan Chánh, Georges Khanh, Tô Ngọc Vân và Lê Phổ.

Trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn, năm 1971. Đồ họa: DMT

"Từ đường" họ nhà Kiến - Đồ họa, Video Clip: KTS. Dương Hồng Hiến, nhân kỷ niệm 65 năm Kiến cựu - năm 2017

Lịch sử qua các thời kỳ

Ghi chú: Thời Pháp thuộc tại Đông Dương chỉ có Ban Kiến trúc thuộc trường Mỹ thuật Đông Dương (École des Beaux-Arts) tại Hà Nội đào tạo ngành kiến trúc, lập ra năm 1926.

Ngày 27/10/1924: Trường Mỹ thuật Đông Dương (''École Supérieure des Beaux-Arts de l'Indochine'') được thành lập tại Hà Nội theo sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin, Hiệu trưởng lúc này là họa sĩ Victor Tardieu. Sau quá trình phát triển, nay trường trở thành trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

Ngày 1/10/1926: Ban Kiến Trúc trực thuộc trường Mỹ thuật Đông Dương được hình thành.

Ngày 22/10/1942: Trường Mỹ thuật Đông Dương phân ra thành trường Mỹ nghệ thực hành Hà Nội và trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương. Theo nghị định ngày 02/02/1942: Ban Kiến Trúc được nâng lên thành trường Kiến Trúc vẫn trực thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Ngày 22/2/1944: Trường Cao đẳng Kiến trúc được hợp nhất vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia Paris. Do hoàn cảnh chiến tranh nên dời về Đà Lạt với tên gọi trường Cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt.

Ngày 6/9/1948: Trường Kiến trúc Đà Lạt được tách ra khỏi trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia Paris và hợp nhất vào Viện Đại học Đông Dương (sau đó là Viện Đại học Hà Nội) với tên gọi mới là trường Cao đẳng Kiến trúc.

Cuối năm 1950: Trường Cao đẳng Kiến trúc được chuyển về Sài Gòn và trực thuộc Viện đại học Hà Nội chi nhánh miền Nam.

Ngày 1/3/1957: Viện đại học Sài Gòn và trường được nâng cấp thành Trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn, thuộc quyền sở hữu của Quốc gia Việt Nam.

Ngày 27/10/1976: Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 426/TTg của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Năm 1979: Khoa Xây dựng được thành lập, mở đầu cho việc đào tạo các ngành ngoài Kiến trúc. Trường trở thành một trong những nơi đào tạo ngành Xây dựng đầu tiên ở Việt Nam.

Năm 1995: Theo quyết định của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Trường Kiến Trúc là thành viên của Đại học Quốc gia trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngày 10/10/2000: Đại học Kiến Trúc cùng với Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Kinh tế, Đại học Nông Lâm, Đại học Sư phạm, Đại học Luật được tách ra khỏi Đại học Quốc gia và trở thành trường độc lập.

Từ năm 2002: Theo quyết định của Thủ tướng Phan Văn Khải, Trường Đại học Kiến Trúc trực thuộc Bộ Xây dựng.

Ngày 16/10/2010: Khai giảng khóa đầu tiên tại cơ sở Cần Thơ và Đà Lạt.

Danh sách 10 thí sinh trúng tuyển khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (in trên báo ngày 13/11/1925)

Giám đốc, Khoa trưởng và Hiệu trưởng qua các thời kỳ

1950-1954: Giám đốc O. Arthur Kruze.

1955-1966: Giám đốc GS. TS. Trần Văn Tải.

1967-1970: Khoa Trưởng GS. TS. Nguyễn Quang Nhạc.

1971-1973: Khoa Trưởng GS. TS. Phạm Văn Thâng.

1974-1975: Khoa Trưởng GS. TS. Tô Công Vân.

1976-1978: Hiệu Trưởng PGS. TS. Trương Tùng.

1979-1995: Hiệu trưởng PGS. TS. Mai Hà San.

1995-2005: Hiệu trưởng TS. Hoàng Như Tấn.

2005-2015: Hiệu trưởng NGƯT. PGS. TS. Phạm Tứ.

2015 đến nay: Hiệu trưởng PGS. TS. Lê Văn Thương, cựu Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam.

 

► Xem tiếp danh sách các Cựu sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn

 

KTS. Lê Văn Tâm - K71 tổng hợp

Nhóm Văn Thơ Nhạc - Đại Học Kiến Trúc Saigon

 

Chuyên đề TRƯỜNG KIẾN 196 PASTEUR:

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1513
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy