Nhà do một nhóm thợ xây, gọi là "hiệp thợ", đứng đầu là thợ cả. Có thể coi đây là đội xây cất lúc bấy giờ. Để chúng ta hiểu rõ hơn về nhà dân gian, tôi liệt kê những từ vựng trong ngôi nhà...
VÌ: Dãy cột từ trước ra sau. Nhà nhỏ, mỗi dãy cũng phải có 2 hoặc 3 cột, vừa vừa thì 4 hoặc 5 cột , khá giả mỗi dãy được 6 hay 7 cột.
KÈO: Hệ thống gỗ kết nối các đầu cột của VÌ. Tùy theo số cột và hình dạng của KÈO , ta có nhà RỌI hay nhà RƯỜNG
Các KÈO và CỘT liên kết nhau thành khung nhà , dân gian gọi là BỘ GIÀN TRÒ. Tùy theo vị trí, cột có nhiều tên khác nhau:
Nhà dân gian đa số quay hướng về hướng Nam , đây là hướng mà theo thuật Phong Thủy ngày xưa, là tốt nhứt!
Cột Quân có nơi gọi là CỘT CON
Cột Cái, có nơi gọi là cột hàng 1, cột Con là cột hàng 2 , cột Hiên là cột hàng 3 . Do đó ông bà ta thường ra HÀNG HIÊN hay HÀNG BA để hứng gió .
KÈO cũng tùy theo vị trí, mà có nhiều tên khác nhau:
Bộ Vì Kèo của nhà 3 gian 2 chái, cũng tùy vị trí, mà có tên như sau:
Ở Bình Trị Thiên, loại nhà Rường rất được ưa thích. Nhà thường làm theo 3 lọai kích thước, căn cứ theo:
a. Chiều dài của TRẾNG, tính bằng thước mộc, là khỏang cách của 2 tim cột cái
b. Chiều cao cột CÁI, từ mặt TẢNG (mặt kê đá chân cột) đến TRỐC (đầu cột)
1. NHÀ BA HAI, có Trếng dài 3 thước 2 và cột cao 8 thước 6 nên còn gọi là nhà TÁM SÁU
2. NHÀ BA BẢY, có Trếng dài 3 thước 7 và cột cao 9 thước 1 nên còn gọi là nhà CHÍN MỐT
3. NHÀ BỐN HAI, có Trếng dài 4 thước 2 và cột cao 10 thước 5 nên còn gọi là nhà MƯỜI NĂM
THƯỚC MỘC là thước riêng của chủ nhà. Đo chiều dài của đốt chân ngón tay út, bàn tay trái - nếu chủ nhà là nam; nếu chủ nhà là nữ, thì đo đốt chân ngón tay út, bàn tay phải (nam tả, nữ hữu). Chiều dài này nhân cho 10, ta có 1 thước dài trên dưới 40 cm, tùy theo chủ nhà cao hay thấp, ngón tay dài hay ngắn.
Kích thước này phù hợp với thước LỖ BAN, phải chăng, đây là thước Lỗ Ban của riêng từng người?
DÁNG CỘT: Cột được kê trên đá tảng (Đá xanh vuông, mỗi cạnh 45 cm dày 10 cm)
CỬA RA VÀO : Giữa xà hạ tiền và xà ngạch, ta có cửa ra vào
Đố trên của cửa gọi là Cầu Quảng có then cài.
Đố đứng của cửa gọi là CON ĐỨNG - liên kết ngạch cửa, Cầu Quảng với Cột Con
Trên ngạch cửa có khóet lỗ gọi là LỖ CẬU, để tra CHÂN CÔ của cánh cửa
Cánh cửa, người dân thích lọai THƯỢNG SONG HẠ BẢN. Đó là cánh cửa phía trên có song gỗ thẳng, hoặc con tiện, phía dưới là ván, vừa kín đáo, vừa mát.
Vietsciences - Trần Quang Minh
Bình luận từ người dùng