Căn-tin Kiến trúc

03/10/2016 Đỗ Xuân Đạm
10734
0

(Hồi ký Kiến trúc - Bài cuối sách)

Chiều hôm qua (22 tháng Chạp âm lịch) Sơn Ốm tổ chức gặp mặt tất niên cho nhóm 3K tại Mộc Thạch quán, gọi là mừng hoàn công, tức là mừng kết quả đã đạt được sau 3 tháng Kiến Bò, Kiến Ốm, Kiến Vều kề vai chung sức lo cho tập Hồi ký KT.

Hôm nay Táo Quân đã lên đường về chầu Ngọc Hoàng để nộp báo cáo thường niên nên tui lén vào cái bếp cũ trong cantine của ổng trong trường Kiến trúc lục lọi chơi.

Hóa ra cái căng tin này là điểm mốc quan trọng nhất trong lòng mọi sinh viên KT. Từ các đại trưởng lão thập niên ‘50 đến các đàn em thập niên ’70, suốt 30 năm trường nó nằm ở đúng chỗ ấy không hề thay đổi.

Cứ mỗi khi vào trường là phải đảo qua căng tin, ở đây bạn sẽ gặp được mọi người mà không cần hẹn trước.

Cho đến lúc này khi chúng ta đang bàn về cái plan trường cũ thì hình dáng và vị trí căng tin cũng là điều được tất cả anh em hoàn toàn thống nhất.

Căng tin có đủ thứ từ cà phê đá, mì gói cho đến bò kho bò xào, nhưng qua các đời chủ khác nhau đều giữ được vẻ hiền lành nhún nhường không độc quyền, không ganh đua với ai cả.

Dân ghiền cà phê vào căng tin tìm nhau rủ đi quán chị em cô Hồng chuyên về giọng hát Khánh Ly ở đầu đường Pasteur, hay ra cà phê Năm Cao ngoài lề đường Phan Đình Phùng chơi cờ tướng, đói thời vào căng tin rủ nhau đi ăn phở gà Hiền Vương, phở bò Pasteur, bến tắm ngựa có phở Hùng bình dân, có xe bò viên, có chè sấm bổ lường, Đa kao có bánh cuốn, có mì vịt tiềm, Trần Qúy Cáp có mì xá xíu, có bò viên, lưỡi bò…

Bởi vậy nếu ai cắc cớ hỏi đồ ăn bán trong căng tin nó như thế nào thì tui chịu thua không trả lời được.

Căng tin có bàn bóng bàn, có bàn banh bàn và một thời cũng từng có cả bàn bi da nữa.

Một lần tui và anh Tòng Búa đang đánh bóng bàn trong căng tin thì thằng bé 3 tuổi cháu nội ông chủ quán từ ngoài sân chạy đâm thẳng vào bàn bóng, tôi đứng phía trong trông thấy giật thót tim vì sợ nó va đầu vào cạnh bàn nhưng rồi nó chạy lọt tuốt dưới gầm bàn mà không đụng gì cả, hóa ra thằng bé là người chim chích chỉ cao độ 6 tấc thôi. Hú vía.

Từ cổng trước nhìn vào sân trường, bên phải là dãy nhà 6 travées, khang trang nhất trường dành cho văn phòng Khoa trưởng, phòng các Giáo sư và phòng Tổng Thư ký.

Phía cuối là kho chứa bảng vẽ, mỗi kỳ làm bài SV lãnh bảng từ phòng nầy.

Xa mờ mờ là cửa phòng học cạnh Giảng đường mà hôm trước tôi vẽ thiếu nên Hiền ’71 đã kịp thời nhắc nhở.

Sau lưng các bạn nầy là phòng ông Do và vợ ông, Dì Hai, người có công giữ sạch “môi trường sinh thái” cho chúng ta.

 Năm 68 phần sân ở đầu hồi dãy nhà Khoa trưởng hoàn toàn trống, chỉ có bụi trúc đào và mấy cây cau.

Nhưng tấm hình nầy lại cho thấy gắn vào đầu hồi khu nhà Giáo sư trước kia còn có một dãy nhà trệt lợp ngói kéo ra phía bờ rào đường Pasteur mà sau này chúng ta không thấy nữa.

Trường ta có hai cổng trước và sau, giao cho hai ông gác gian trấn thủ, có phòng ở luôn cạnh cổng, cổng trước là Độc thù đại hiệp Già Do, cổng sau là Năm Cao (có vẻ như nickname để phân biệt với ông Nam “thấp” Tổng thư ký), ông Năm Cao còn mở cà phê trên lề đường Phan Đình Phùng, giữ xe gắn máy và làm đất bán cho sinh viên nặn tượng.

Lề đường trước cổng trường hẹp và trơ đất vậy mà anh Tám Falcon vẫn đậu xe trên lề được.

Cột cờ và cây ngọc lan trên sân cỏ trước họa thất 1, phía sau một Sv đang gỡ punaises từ tấm bảng dựa vào gốc cây ngọc lan, ở đầu xe vespa là cuộn giấy canson mới chờ được căng lên bảng.

Điểm nầy có vòi nước nên sv họa thất 1 thường căng bảng ở đây.

Mùa khô hạn nên cỏ trên sân xơ xác.

Thời kỳ đầu giữa phòng chấm bài và dãy họa thất là khu đặt bể nước ngầm và máy bơm, chưa xây khu W.C như anh Thành ’69 nhắc trong bản vẽ.

Theo anh Trần Quang Minh thì từ năm 67, sinh viên đông quá nên nhà trường phải cho xây thêm khu vệ sinh nữ tại khoảng đất còn trống nầy.

Quản thủ thư viện trước (cho đến năm 1965) là bà Phước, sau đó là nhà gia phả học Dã Lang Nguyễn Đức Dụ, một người có tính cẩn trọng, rất quý sách vở và tài liệu lưu trữ nên nhiều bạn hơi ngán khi vào thư viện, nhưng thực ra nếu bạn đọc với tinh thần cầu thị thời ông lại rất tận tình chiếu cố, như Lý Thái Sơn từng được ông ưu ái đến mức phá lệ cho mượn sách mang ra khỏi thư viện.

Năm 1972 trường được xây mới theo đồ án tốt nghiệp của anh Trương Văn Long.

Hố móng đào sát tới khu nhà văn phòng.

Bên kia đường là nhà thi đấu của sân Phan Đình Phùng.

Hàng cây dầu cổ thụ trước trường rất nhiều sâu róm, loại sâu to và dài cả tấc, mỗi đầu mùa mưa sâu rớt đầy đường, xe chạy ngang cán chết sâu làm mặt đường xanh lè, nhiều người chạy qua đây, nhất là các bà các cô, bị sâu rớt trúng, sợ lắm.

Ngày nay trên giải phân cách này chỉ còn sót lại hai cây dầu ở phía trước nhà ông Triết hồi xưa.

Nhà để xe hơi của Giáo sư là một kiến trúc nhẹ, một mái nghiêng ra sân cỏ, khung sườn và giàn cột chống nghiêng đều bằng sắt V và U. Vì ở ngay giữa sân trước của trường nên khi có lễ hội thì nhà xe được trang hoàng thành khu trung tâm của mọi sự kiện.

Trong hình chúng ta thấy các thầy Vinh, thầy Văn, thầy Lắm và Mr Nam Tổng thư ký (tay cằm chai rượu) đang dự lễ “Rửa tội”.

 Văn phòng ban Đại diện SV, bên ngoài cửa sổ là hành lang nối khu nhà này với thư viện, hành lang tách không gian sân trước hoàn toàn với sân sau (gồm có sân căng bảng lót tấm đan bê tông sỏi, căng tin, họa  thất 3,4,5…)

Chính nhờ kiểu phân cách front house và back house theo các lữ quán xưa này mà một lần mấy tên trộm xe gắn máy lò dò vô trường hành nghề đã lộ tẩy, bị bắt cái một, mang ra trói tại cột cờ.

Tôi là người ngại gánh trách nhiệm nên chưa bao giờ có ý tham gia Ban Đại diện, không để ý xem cái ban này có bao nhiêu người, ai là Trưởng tràng đầu tiên, ai là Thiên lôi đầu tiên của trường, chỉ nhớ được một kỷ niệm là có lần anh George Rọt tranh cử chức Thiên lôi, khi bị chất vấn “mày nhỏ con như thế làm sao mà giữ trật tự khi tụi nó để xe lung tung trong sân?” thì anh chàng trả lời tỉnh bơ “Tao theo năn nỉ tụi nó!”

Đã từng được lấy làm đề cho bài tập đo vẽ hiện trạng của sinh viên năm thứ nhất như thế nầy thì vị trí và kích thước của cái hành lang và phòng ban Đại diện SV phải chính xác 100%.

Cùng với cantine nó đáng lấy làm điểm mốc cho mọi hồi ức của chúng ta.

Phần vẽ rất kỹ sân lót đan bê tông sỏi chính là cái sân mà bạn Thành ’69 gọi là khu “vườn chuối” trong hình tiếp theo dưới đây.

Sân lót tấm đan bê tông sỏi có trồng mấy bụi chuối trước họa thất (sau này là Họa thất 5 của thấy Lắm) và dẫy phòng học của các lớp Cán sự.

Đây cũng là nơi SV căng bảng trước khi lên bài.

-----

Duc M Tran Duc.M.Tran@sbcglobal.net Từ: Phạm Huy Tuấn, ngày 27-01-2011 Đạm thân, Bài viết thật "dễ thương", nhẹ nhàng nhưng vẫn làm người đọc thích thú. Bức ảnh gần cuối bài " Những hình ảnh lịch sử Trường DHKT Saigon" có điểm sai : không có Sinh viên Ng. Hữu Đống mà đó là sinh viên Đoàn hữu Khải. Mình xin kể tên các anh sinh vien lúc đó theo mình còn nhớ như sau:  Kể từ trái sang phải, hàng đầu: Trần đình Quyền. Lê công Kiệt, Nguyễn tường Hùng, Trần phi Hùng, Trần tiễn Chuân. Hàng giữa: Võ minh Nghiệm (?), Tôn thất Cảnh, Vũ Tòng (??), Lê minh Chánh ngồi cạnh cây chuối. Hàng sau: Nguyễn văn Quyện, Đoàn hữu Khải, Thầy Lục văn Sáu (đứng). Vậy mình gửi để Đạm biết. Mình sẽ gửi 1 số hình có liên quan đến bài viết của mình để Đạm tùy nghi sử dụng. Thân mến chúc Đạm và gia đình Một Năm Tân Mão vui khỏe, hạnh phúc, vạn sự như ý.  Thân ái P. H. Tuấn  

Từ: Canh Tonthat <ctonthat@hotmail.com> Gửi ngày: 7:14:48, Thứ Bảy, 29 tháng 1 2011 Chủ đề: RE: Dễ thương

Th/g anh Tuan, Anh ngoi giua toi va anh Chanh la Huynh Trung Thiet cung khoa voi anh Le minh Chanh, tot nghiep truoc anh Chanh, di Phap truoc 75 Toi nho hoi DHKT 3 cac anh co ghi chu ten tren tam hinh nay.  Than men, Canh. -----

Và Đạm đã thay tấm ành có ghi chú của anh Cảnh mới gửi vào.

Căng Tin là nơi tụ tập những sinh hoạt nhộn nhịp nhất, căng tin nối tiếp với không gian sân lót tấm đan bê tông sỏi, bên phải có họa thất 5, bên trái có họa thất 3 và 4.

Tại đây còn có bàn bóng bàn, về sau thêm cả bàn banh bàn nên càng náo nhiệt.

Phía sau bức tường mà các anh của bàn nhậu ngồi dựa lưng là nhà ông Triết, giai đoạn đầu chính bà Triết thầu bán căng tin nên gia đình ông bà ấy được phân ở khu nhà cạnh cantine.

Cây mít nhiều ma cũng ở khu vườn sau bức tường nầy.

Sau ông Nam Tổng thư ký dọn về đây và gia đình ông Triết dọn ra ở hai phòng cuối dãy nhà văn phòng (phần kho của phòng nộp bài), tại góc đường PĐP- Pasteur.

Xưởng hội họa là một căn nhà sát tường Viện Đại học, cột treillis sắt cornières, mái tôn khá cao và có những ô kiếng lấy ánh sáng trời, tường đều sơn thẫm đen để làm nổi bật những tượng thạch cao trắng.

Sau khi tôi làm gan đưa cái plan trường cũ với nhiều sai sót ra trình làng thì nhận được rất nhiều góp ý của các anh chị em khắp nơi, nhẹ nhàng thời như Nguyễn Trọng Hiền,Thục ’63,Thành ’69, Cẩm ’65, Cần Lù ’66, chọc quê thời có Đức Cống, Hùng Sùi…

Minh Bò còn rầy tui:

- Tao không hiểu sao 3 cái lớp học lý thuyết to tổ bố, có bạn còn gọi là Giảng đường mà mầy cũng quên tuốt luốt cho được.

Biết làm sao được, cái ký ức nó cứ làm việc theo cách của riêng nó chớ có thèm “tham khảo ý kiến” của tui đâu!

Tôi bèn nghiệm ra rằng hình ảnh trường cũ trong lòng mỗi người ghi nhận mỗi khác, có cái là dấu ấn đậm nét với người nầy nhưng lại mờ nhạt với người kia.

Và nói như Lang Bộng,

- “Sai hay trúng gì thời cũng đều DỄ THƯƠNG hết.”

Và tui chủ quan chấp nhận cái bình đồ trường cũ vào giai đoạn 1968 của Minh Bò vừa vẽ là chuẩn trên 95% nên đưa vào cuối sách thay lời kết.

END - HẾT - FIN

(đọc là and hết phanh, không còn thắng thời xả láng sáng về sớm!)

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1520
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy