Cao ốc “quên” chỗ đậu xe

23/09/2016 Kiến Admin
1153
0
Tại khu vực trung tâm TP.HCM, hơn 80% cao ốc không đủ chỗ đậu xe. Tại Hà Nội, những khu đô thị mới cũng thiếu chỗ đậu xe trầm trọng...
-
Qua kiểm tra 80 công trình tập trung đông người nhất tại khu trung tâm TP.HCM, Sở Xây dựng xác định chỉ có 18,75% công trình đủ diện tích đậu xe, đến 73,75% không đủ chỗ đậu xe, đặc biệt có 7,5% công trình hoàn toàn không có chỗ đậu xe. Theo thống kê mới nhất của Sở GTVT  tại 20 quận huyện, hiện có 2.389 điểm kinh doanh trông giữ xe, trong đó 2.086 điểm có giấy phép kinh doanh, 303 điểm không có giấy phép kinh doanh và có đến 1.437 điểm trông giữ xe chiếm dụng vỉa hè, lòng đường...
-
Cách làm bị “trật chìa”
 
KTS Nguyễn Ngọc Dũng, Ủy viên BCH Hội Kiến trúc sư TP.HCM, cho rằng việc buông lỏng kiểm soát chỗ đậu xe tại các cao ốc, trung tâm thương mại và dồn trách nhiệm đầu tư các dự án bãi đậu xe công cộng cho chính quyền là một cách làm bị “trật chìa” ngay từ đầu. Bởi để đảm bảo chỗ đậu xe, các nước trên thế giới thực hiện giải pháp rất đơn giản và công bằng. Đó là mỗi đô thị thường có quy định về “điều kiện sách” hay còn gọi là “quy ước đô thị”, dựa trên đặc thù của từng TP.
 
Với các đô thị đông dân như TP.HCM hay Hà Nội, nếu không có các quy ước riêng thì không thể quản lý nổi. “Trong việc quản lý chỗ đậu xe, cần có quy ước buộc các CĐT trong TP phải trình bày được phương án bố trí chỗ đậu xe khả thi. Không thể để tình trạng CĐT, chủ cao ốc chỉ biết kinh doanh, kiếm lợi nhuận và đẩy trách nhiệm giải quyết hạ tầng giao thông và chỗ đậu xe cho chính quyền, cho ngân sách. Hiện nay, chúng ta cứ trông chờ vào các dự án bãi đậu xe ngầm, song thực tế trên thế giới không ai làm bãi đậu xe ngầm tập trung cho khách vãng lai mà chỉ quy định cao ốc nào tự bố trí bãi đậu xe cho chính cao ốc đó. Chẳng hạn, nếu xây bãi đậu xe ngầm ở Công viên Lê Văn Tám (Q.1) sẽ phục vụ cho ai?
 
Người dân ở các đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Cống Quỳnh... không thể gửi xe ở Công viên Lê Văn Tám rồi đi bộ đến nơi cần đến. Taxi, xe buýt cũng không thể đỗ trong bãi xe ngầm để đón khách. Do đó, quan trọng nhất là cần siết chỗ đậu xe tại từng công trình...”, ông Dũng nói. Đồng quan điểm, TS Ngô Viết Nam Sơn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty tư vấn thiết kế NVD, cho rằng nên bắt buộc các cơ sở dịch vụ, thương mại phải có hồ sơ đăng ký chỗ đậu xe tương xứng với quy mô doanh nghiệp. Đồng thời, cần hợp lý hóa giá giữ xe khu trung tâm, tỷ lệ thuận theo giá trị đất và có thể lũy tiến theo giờ, để khuyến khích CĐT xây bãi giữ xe.
 
Kinh nghiệm của một số nước
 
- Thái Lan: Quy hoạch các khu vực có vỉa hè rộng, thoáng và gom các hàng quán buôn bán mặt tiền về đây. Đồng thời, quy định muốn mở một nhà hàng 100 ghế thì phải đảm bảo ít nhất 50 chỗ đậu xe hơi thì mới được cấp phép.
 
- Campuchia: Thủ đô Phnom Penh được quy hoạch lại rất đẹp và trật tự. Nếu ra con sông ngoại ô của TP sẽ thấy hàng trăm nhà hàng, mỗi nhà hàng rộng cả 3 -  4 ha, có thể đậu mấy trăm xe hơi cùng lúc. Vì sao họ không vào trung tâm? Vì TP quy định muốn mở nhà hàng 1.000 ghế thì phải đảm bảo 500 chỗ đậu xe, mà ở trong trung tâm không thể kiếm đủ diện tích.
 
- Singapore: Cấm buôn bán hàng rong ngoài đường và tập trung người bán hàng rong về hoạt động tại một khu vực. Người dân có nhu cầu mua bán, ăn uống hàng rong thì vào khu vực này, chứ không đậu xe tràn lan ngoài đường, trên vỉa hè gây mất trật tự như ở VN.
 
KTS Nguyễn Ngọc Dũng - Ủy viên BCH Hội Kiến trúc sư TP.HCM.

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1522
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy