Đồng hành cùng việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, sức gió hay sóng biển,… việc sử dụng các loại đèn LED siêu tiết kiệm điện thay thế các loại bóng đèn kiểu truyền thống đã đem lại hiệu quả kinh tế khá rõ rệt (tiết kiệm đến 70% năng lượng điện tiêu thụ) đồng thời không tạo ra các khí độc hại: CO, CO2, Thủy ngân, v.v... Góp phần bảo vệ môi trường sống ổn định và bền vững cho hành tinh xanh chúng ta.
Bài cùng chuyên đề:
Vài khái niệm cơ bản về LED
LED (Light Emitting Diod – Diod phát sáng) có bản chất là một mối nối bán dẫn (hay vài mối nối chồng lên nhau) với các “chất bẩn” đặc biệt, để khi có dòng điện chạy qua thì ở mối nối đó sẽ có hiện tượng dao động cơ học lượng tử ở cấp độ phân tử, biến một phần năng lượng điện thành năng lượng quang học với hiệu suất rất cao và tốc độ đáp ứng lớn. Đó cũng chính là ưu điểm lớn nhất của LED so với các thiết bị phát sáng khác hiện nay. Mối nối này được bảo vệ khỏi các tác nhân cơ học, hóa học bằng cách bọc trong một cấu trúc bằng nhựa (với nhiều hình thù đặc trưng: vuông, tròn, bầu dục, thanh dài, dải nhựa dẻo, v.v…) rất phong phú.
Nhiệt độ màu của đèn LED
LED có phổ quang học rất rộng từ thấp đến cao: Hồng ngoại – Đỏ – Cam – Vàng – Lục – Lam – Chàm – Tím – Tử ngoại – tia Rơn-gen và một số tia đặc biệt (Laser…).
Cấu trúc của LED, có hai chân: chân dài là âm cực (-), chân ngắn là dương cực (+). LED chỉ hoạt động khi có dòng điện thuận qua nó và trong mạch DC thì điện áp “rơi” trên LED trung bình là từ 1,15V đến 3,25V tùy theo loại LED.
LED – sự lựa chọn ưu việt
Đèn LED sẽ dần thay thế đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang bởi những ưu điểm như: tiết kiệm năng lượng, tuổi thọ cao, kích cỡ nhỏ, nhiệt năng sinh ra trong quá trình hoạt động không đáng kể, hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp, không sử dụng thủy ngân giống như các loại bóng huỳnh quang thông thường…
Đèn LED có khá nhiều màu sắc như màu đỏ, xanh lá, xanh da trời, màu hổ phách… dễ dàng đáp ứng các nhu cầu phong phú về chiếu sáng. Ánh sáng phát của đèn LED có màu sắc phụ thuộc vào chất liệu làm ra nó. Ví dụ như đèn LED màu đỏ được làm từ các thành phần hóa học như Nhôm, Gali, A-xen. Đèn LED màu trắng được tạo ra bằng cách bao phủ một lớp Phốt-pho-rơ màu vàng bên ngòai đèn LED xanh da trời.
Đèn LED không sử dụng nguồn điện xoay chiều 220V thông thường mà chỉ sử dụng dòng điện một chiều với hiệu điện thế nhỏ nênthường có bộ lọc và bộ điều khiển đi kèm.
Một bóng đèn LED công suất lớn có thể sản sinh ra lượng ánh sáng là 80 lumen (đơn vị quang thông), trong khi đó một bóng đèn sợi đốt tiêu chuẩn có công suất 60W có thể cung cấp lượng ánh sáng là 900 lumen. Điều đó có nghĩa là một bóng đèn LED công suất lớn chỉ có thể cung cấp lượng ánh sáng bằng 1/11 so với một bóng đèn sợi đốt 60W. Để có thể cung cấp đủ ánh sáng người ta phải sản xuất những cụm đèn LED, tuy nhiên tương lai vẫn thuộc về đèn LED khi những cải tiến mới đã nâng gấp 2, 3 lần công suất chiếu sáng của loại đèn này trong vòng vài năm trở lại đây.
Các loại bóng LED khác nhau
Cũng giống như tất cả các loại bóng đèn khác, hiệu năng của đèn LED được đo bằng công thức lumen/Watt. Loại đèn LED ánh sáng trắng ấm có hiệu năng vào khỏang 25-44 lumens/watt trong khi đó loại LED ánh sáng trắng lạnh có hiệu năng tốt hơn 47-64 lumens/watt, còn loại bóng đèn huỳnh quang thông thườngđược sử dụng trong các gia đình có hiệu năng thấp hơn với 10-18 lumens/watt.
Lượng nhiệt sinh ra trong quá trình hoạt động của đèn LED cũng thấp hơn rất nhiều (gần như không đáng kể) so với các loại bóng đèn thông thường hiện nay, đó cũng chính là một trong những lý do khiến đèn LED tiết kiệm điện năng hơn các loại bóng khác.
So sánh hiệu năng giữa đèn Halogen và đèn LED
Nguyên tắc hoạt động khác với các loại đèn sợi đốt hay đèn huỳnh quang khiến cho tuổi thọ của đèn LED cao hơn. Trong điều kiện phòng thí nghiệm tuổi thọ trung bình của một bóng đèn LED có thể đạt tới 100.000 giờ họat động và trong điều kiện thực tế cũng đạt tới con số đáng khâm phục là 60.000 giờ chiếu sáng.
3 loại chip LED phổ biến
Hiện đã có những cải tiến đáng kể về công nghệ sản xuất đèn LED mà tiêu biểu là sự ra đời của OLED – đi-ốt phát sáng hữu cơ, loại đèn LED có chứa Cac-bon này thậm chí còn tiêu thụ điện năng ít hơn loại đèn LED đang phổ biến hiện nay. OLED được sử dụng làm “nguồn sáng toả” – tia sáng từ một điểm toả đến mọi phương với cường độ giảm theo khoảng cách.
Bên cạnh đó đèn LED còn có những ưu điểm khác như khi hoạt động không sinh ra các tia hồng ngoại hay tia cực tím. Những ưu điểm của loại đèn này là không thể phủ nhận, những thiết kế với nhiều phong cách khác nhau đã và đang biến đèn LED trở thành một thiết bị chiếu sáng đáng được lựa chọn cho không gian kiến trúc hiện đại ngày nay.
Đèn LED downlight – siêu mỏng Đèn LED downlight siêu mỏng với bề dầy chỉ 23mm, công suất bóng LED 7W, ứng dụng thích hợp cho các kệ tủ, kệ đồ có khoảng không lắp đèn nhỏ hẹp. |
Fudozon.com tổng hợp
Bình luận từ người dùng