Chương trình giảng dạy cấp tiểu học là một trong chương trình bắt buộc trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Đây là giai đoạn đầu tiên của con người được học chữ viết một cách chính qui, được học các môn học khác nhau, tiếp xúc với bạn bè, thầy cô...
Ở mỗi nước khác nhau thì có những qui định về lứa tuổi học tiểu học khác nhau. Ở Việt nam: từ 3-6 tuổi là cấp mẫu giáo, 7-11 tuổi là cấp tiểu học, 12-15 tuổi là cấp phổ thông trung học cơ sở, 16-18 là cấp phổ thông trung học. Ở những nước Tây Âu, Anh, Mỹ...chia ra làm 3 cấp: Loại nhỏ 3-8 tuổi (tương đương với Mẫu giáo+tiểu học ở Việt nam), trung bình từ 8-13 tuổi (tương đương với PTCS), loại lớn 13-18 tuổi (tương đương với PTTH). Trường tiểu học ra đời để đáp ứng nhu cầu trên của xã hội, trường là cơ sở vật chất, là môi trường để tiến hành quá trình giảng dạy do đó trường tiểu học phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về giảng dạy-học tập, yêu cầu về không gian phù hợp với lứa tuổi tiểu học...
Sự phát triển giáo dục phụ thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia, từ điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của mỗi nước. Nội dung học vấn không phải là bất biến, nó được biến đổi dưới sự ảnh hưởng của sự phát triển khoa học kỹ thuật, sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa cũng như lí luận dạy học, phương pháp học. (theo GS.TS.KTS Nguyễn Đức Thiềm)
Hệ thống trường tiểu học Việt Nam hiện nay nói chung, chủ yếu được xây dựng sau hòa bình lập lại, với kiểu dạy học thuần tuý lí thuyết không có sự kết hợp giữa học và thực hành, các lớp học được nối với nhau bằng những hành lang dài, trước hành lang là sân trường dành cho mọi hoạt động của trường.
Hiện nay điều kiện xã hội đã khác, khái niệm trường tiểu học không đơn thuần chỉ là nơi học sinh học văn hóa mà còn là môi trường để các em rèn luyện thể lực, tiếp xúc với bạn bè, phát triển cá tính nên chương trình học dần dần được phát triển, một số môn học năng khiếu và các hoạt động phụ trợ (rèn luyện thể chất, thể thao...) được đưa vào chương trình học với các hoạt động ngoài trời, các bộ phận thực hành xen vào các giờ học giúp cho học sinh nắm bắt nhanh lý thuyết, tăng sự sảng khoái về tinh thần và đào tạo học sinh một cách toàn diện. Do đó một chức năng mới cho trường học là phải có các khối chuyên biệt cho việc đào tạo thẩm mỹ và rèn luyện thể chất cho học sinh.
Chương trình học ngoại ngữ đang được đưa vào giảng dạy chuyên nghiệp ở lứa tuổi tiểu học, trẻ em được khuyến khích sử dụng máy tính để truy câkp internet và tạo cơ sở dữ liệu riêng cho nên trường tiểu học ngày nay phải có những phát triển về tổ chức không gian, kết cấu không gian, thiết bị nghe nhìn, máy tính máy chiếu... cho phù hợp với phương pháp giảng dạy mới.
Mô hình học bán trú 2 buổi/ ngày (do yêu cầu xã hội, bố mẹ đi làm cả ngày nên gửi con cả ngày ở trường) cũng phát triển mạnh, do đó việc đưa thêm các môn học năng khiếu, rèn luyện thể chất, phát triển cá tính... được đưa vào nhiều.
- Nằm ở vị trí trung tâm của khu dân cư, bán kính phục vụ khoảng 500-800m (không quá 1500m), chọn vị trí cao ráo, sạch sẽ, cảnh quan đẹp, yên tĩnh cho giảng dạy-học tập. Đối với miền núi, bán kính phục vụ có thể đến 2000m.
- Không nằm cạnh những cơ sở thường xuyên có tiếng ồn và chất độc hại như: cơ sở chăn nuôi, chợ, xí nghiệp, nhà máy... Trường hợp bắt buộc phải xây dựng gần thì phải có khu đệm trồng cây với chiều rộng ít nhất 30m.
- Giao thông thuận lợi đáp ứng việc đi lại hàng ngày của học sinh và giáo viên. Tuy nhiên, không nằm trên những đường có mật độ giao thông lớn, đường tàu hỏa... vì an toàn của các học sinh nhỏ.
- Nằm ở vị trí thuận lợi cho việc sử dụng mạng lưới kỹ thuật hạ tầng cơ sở của khu dân cư (đường sá, cấp thoát nước, điện, thông tin...).
- Diện tích đất dành cho các khu vực so với diện tích đất toàn khu vực được tính theo tỉ lệ sau:
Diện tích xây dựng công trình kiến trúc: 14-20%, có thể đến 25% cho thành phố.
Diện tích đất cho vườn thí nghiệm, khu thực hành: 16-20%
Diện tích đất làm sân chơi, bãi tập: 40-50%
Diện tích làm đường lại: 15%
- Trong khu đất xây dựng trường phải được bảo vệ bằng hàng rào cao ít nhất 1,2m.
- Diện tích toàn bộ khu đất trường học tính theo bảng dưới:
Đối với trường học xây dựng trong thành phố cho phép giảm diện tích khu đất xuống 10%. Ở nông thôn có thể tăng thêm nhưng không quá 10%.
SỐ LỚP |
DIỆN TÍCH KHU ĐẤT (ha) |
59121824 27 36 |
0,51,21,52,02,8 3,0 3,7 |
3.1. Cơ cấu trường tiểu học gồm các khối chính sau:
- Khối Học tập: Gồm các phòng học văn hóa
- Khối Thực hành, học môn chuyên biệt(các môn năng khiếu, tiếng anh, vi tính...)
- Khối Phục vụ học tập
- Khối Hoạt động ngoài trời: không gian vui chơi, giao lưu cho học sinh.
- Khối Giáo dục thể chất: rèn luyện cơ thể, chơi thể thao...
- Khối Hành chính quản trị: ban giám hiệu, hội đồng giáo viên...
- Khối Phục vụ sinh hoạt trong trường: áp dụng khi trường có bán trú.
3.2 Khối học tập
- Lớp học được bố trí sao cho cửa sổ mở theo hướng Bắc Nam và cần lắp kính đề phòng gió lạnh mùa Đông Bắc.
- Từ sàn đến mép bậu cửa sổ là 1m-1,2m
- Đảm bảo thông gió cho phòng học
- Toàn bộ diện tích cửa sổ lấy sáng so với diện tích sàn phòng học là 1:5
- Diện tích phòng học tính theo số học sinh: trung bình 1,6-1,8m2/1học sinh. Mỗi lớp khoảng 30-35 học sinh.
- Các phòng học phải thiết kế nơi để mũ nón, áo mưa, có thể sử dụng các hốc tủ tường phía hành lang.
- Bàn cho học sinh thường dài 1,1-1,2m, rộng 0,5-0,6m, cao 0,58-0,6m
- Tủ đựng đồ dùng cá nhân cho học sinh tính là 0,1m2/học sinh.
- Lối vào phòng học phải bố trí đầu lớp, hạn chế bố trí cuối lớp.
- Sơ đồ bố trí bàn ghế, trang thiết bị phòng học như sau:
1- Bàn học sinh, 2- Bàn giáo viên, 3- Bảng, 4- Máy chiếu
Tên kí hiệu và tên các khoảng cách |
Trong phòng học(cm) |
Trong phòng học các môn chuyên biệt(cm) |
Y-Khoảng cách xa nhất từ chỗ ngồi cuối cùng của học sinh tới bảng |
≤ 1000 |
≤ 1000 |
K1-Khoảng cách giữa 2 dãy bàn |
≥ 50-60 |
≥ 50-60 |
K2- Khoảng cách giữa tường ngoài và dãy bàn ngoài |
≥ 50 |
≥ 50 |
K3- Khoảng cách giữa tường trong và dãy bàn trong |
≥ 50 |
≥ 50 |
P1- Khoảng cách từ bảng đến dãy bàn đầu |
≥ 180 |
≥ 215 |
P2- Khoảng cách từ bàn giáo viên đến tường treo bảng |
≥ 65 |
≥ 90 |
P3- Khoảng cách từ bàn giáo viên đến dãy bàn đầu |
≥ 50 |
≥ 50 |
P4- Khoảng cách giữa 2 bàn trong cùng một dãy |
≥ 50 |
≥ 50 |
P5- Khoảng cách bàn cuối đến tường sau |
≥ 90 |
≥ 90 |
α- Góc nhìn từ bàn đầu ngoài đến mép trong của bảng |
≥30º |
≥30º |
H- Chiều cao treo bảng |
70-80cm |
70-80cm |
Bình luận từ người dùng