Tân thời bát phố bô na

20/09/2016 Đỗ Xuân Đạm
11472
0

Tân thời, đó là từ hồi đó người ta nói vể cách sống mới.

Bát phố có gốc từ tiếng Pháp ”battre le pavé”, pavé ở đây có nghĩa là đường phố (rue, street), ngoài các nghĩa khác như đá lót đường, mặt đường lát đá, tảng, khối... Bạn cũng biết ngày xưa đường sá trong phố ở châu Âu đều lát đá, chứ không trải nhựa như sau này. Ngồi trong xe ngựa nghe lộc cộc là vì vậy! Ngày nay, ở các khu phố cổ ở Ý, Pháp..., thường là trung tâm thành phố, người ta vẫn giữ lại các 'pavé' chứ không trải nhựa hết, để cuốn hút du khách... Mỹ!

Chàng đi chiều ấy qua chiều khác
Đếm mãi bâng quơ những dấu giầy
- Nguyễn Bính

Cảm ơn khả năng chuyển hóa và thu gọn tiếng nước ngoài tuyệt vời của người mình, đã cho thế hệ bọn tôi một động từ lãng mạn.

Việc lấp những con kinh như kinh Lớn (Charner, theo học giả Vương Hồng Sển, kinh Lớn trước nữa nối vào tận hồ nước lớn bên thành Gia Định), rạch Cầu sấu (Hàm Nghi), kinh Nhỏ từ ga xe lửa dọc theo đường Lê Lợi nối vào kinh Lớn, kinh Cầu kho từ ga xe lửa theo đường Cống Quỳnh ra bến Cầu kho, việc dỡ bỏ chợ Cũ (chợ Charner) để xây kho bạc (Trésor) cùng với việc xây chợ mới (chợ Bến Thành), thêm phố Tây Catinat, nhà thờ Đức Bà, tòa Thị chính… đã hình thành trung tâm của Hòn Ngọc Viễn đông, sang trọng mà thân thương.

Một phóng sự mới đây trên truyền hình người ta giải thích lý do lấp những con kinh đó là vì nhu cầu đất đai để mở rộng đô thị.

Nhưng dân Quy hoạch-Kiến trúc bọn tôi lại nhìn vấn đề theo hướng khác, hai lý do chính của việc lấp kinh là:

Vì rác thải làm nghẽn dòng chảy, thủy triều lên xuống không còn đủ sức đưa rác ra sông ra biển gây ô nhiễm môi trường, nên phải lấp đi để tránh mùi hôi thối làm nghẹt thở cả khu vực  trung tâm.

Thứ hai là sự phát triển của các phương tiên vận chuyển đường bộ trong nội ô dần dần lấn át giao thông thủy nên lấp kinh mương vừa mở rộng đường bộ vừa bớt kinh phí làm cầu, vừa giải quyết vấn nạn ô nhiễm mất vệ sinh, bớt đi nguồn gây bịnh truyền nhiễm quả là giải pháp tiện lợi và tiết kiệm đủ bề.

01

Chợ Cũ trên đường Charner khi chưa lấp kinh

02

Đại lộ Charner sau khi lấp kinh

05

Và nay là đại lộ Nguyễn Huệ

Dù lý do như thế nào thì dạo ấy nam thanh nữ tú Đô Thành đã một thời bát phố, nhất là chiều thứ bẩy và sáng chủ nhật.

Cứ lượn vòng vòng Lê Lợi (Bonard), Nguyễn Huệ (Charner), Tự Do (Catinat-Đồng Khởi), passage Eden, thương xá Tax, Tam Đa, mỏi chân thời vào Pole Nord, Givral, La Pagode, bình dân hơn thời có kem Bạch Đằng, nước mía Viễn Đông, bò khô gỏi đu đủ, bò bía, bánh mì phá lấu, cơm trưa bà Cả Đọi, bún phở mì cháo đủ thứ trong hẻm cạnh Casino Sài gòn…

Ôi, mới đó mà đã nửa thế kỷ trôi qua !

Ôi, thương quá những dòng kinh đã chết.

Tự nhiên tôi nhớ đến bài thơ “Sông lấp” của Trần Tế Xương.

Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật  mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.    

Bốn câu thơ man mác của Tú Xương vừa nói hết được niềm cảm hoài với dòng sông Vị Hoàng bị phù sa vùi lấp nơi quê hương Nam Định của ông, vừa gợi lên tiếng gọi đò vang vọng buổi giao thời giữa hai dòng thơ cũ-mới  cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Nhưng buổi giao thời ấy nào đâu chỉ có thơ văn, đâu chỉ có chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ lung lay, mà toàn thể sinh hoạt xã hội ta đều chao đảo đến tận gốc rễ, so với mấy ngàn năm Nho giáo thời kỳ này chỉ như một thoáng sớm chiều nhưng đổỉ thay mạnh mẽ trên mọi phương diện.

Một chữ tân thời mà ghê gớm làm sao.

10-9-2012

ĐXĐ

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1491
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy