Là thể thơ đọc lòng vòng không dứt, lấy 2 chữ cuối câu trên chuyển xuống làm 2 chữ đầu câu dưới, khi câu thơ tìm được 2 chữ cuối trùng với 2 chữ đầu của câu thơ đầu tiên là bài thơ đã tròn.
Nó cũng giống như bài đồng dao của trẻ con hát mãi khi xếp hàng rồng rắn đi quanh sân đình:
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim di
Chim di là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
VỊNH VỀU, VỊNH CỐNG
THẤY NGON TỚ NHỊP NÓ “PHỌT” RA
PHỌT RA “QUÁ ĐÔ MỚI RẦY RÀ
RẦY RÀ NHƯNG CỨ HAM RA MÃI
RA MÃI RỒI NAY LẠI DỐI GIÀ
DỐI GIÀ ẮT PHẢI KIẾM HẦU NON
HẦU NON LÀM GỐI TỚ HAO MÒN
HAO MÒN THỜI TỚ THAY GỐI THÉP
GỐI THÉP TỚ QÙI VẪN THẤY NGON
THẤY NGON TỚ NHỊP …
...
Chú thích:
-Đạm Vều lúc nào cũng sẵn sàng “phọt” ra thơ con cóc.
-Đức Cống mới thay đầu gối thép để nhịp cho nó kêu.
-DỐI GIÀ : tuổi nầy mà còn ham vui gọi là chơi dối già, vui cố đi kẻo vài năm nữa nó “xìu” là “đai”. Người không ưa thời mỉa mai là “già mà còn chơi trống bỏi”. Trống bỏi là cái trống nhỏ, hai mặt, có cán, 2 bên hông gắn 2 sợi dây đầu có hạt nặng để khi các cháu xoe cán giữa 2 bàn tay 2 hạt đó gõ vào mặt trống, thường bán vào mùa trung thu.
1-11-2012
ĐXĐ
Bình luận từ người dùng