Tuyển sinh Đại học Kiến trúc SG

Trường Đại Học Kiến Trúc Sài Gòn xuất thân từ Ban Kiến Trúc thuộc Trường Mỹ Thuật Đông Dương (ECOLE DES BEAUX - ARTS) tại Hà Nội năm1926. Năm 1942 Ban Kiến Trúc thuộc Trường Cao Đắng Mỹ Thuật Đông Dương. Đến năm 1954 Ban Kiến Trúc chuyển về Sài Gòn lập thành Trường CAO ĐẮNG KIẾN TRÚC thuộc Viện Đại Học Sài Gòn.

Năm 1967 Trường đổi tên thành TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC thuộc Viện Đại Học Sài Gòn và từ đó người ta thường gọi "Trường Đại Học Kiến Trúc Sài Gòn".

Khóa đào tạo KTS của trường là học 6 năm và một năm thực tập có giấy chứng nhận của một văn phòng KTS mới được làm luận án tốt nghiệp Văn Bằng Kiến Trúc Sư.

An image

Đề thi tuyển sinh đầu khóa năm 1968: Vẽ Phân Độ Chiếc Ghế Đẩu

Trước năm 1968 trường không tổ chức tuyển sinh đầu khóa. Tất cả ai muốn vào học năm thứ nhất đều được chấp nhận (năm này còn gọi là năm Dự Bị). Sinh viên được học các môn: Kiến Trúc Sáng Tác Học, Hình Học Hoạ Hình, Vẽ Mỹ Thuật, Điêu Khắc, Kiến Trúc Nhập Môn, Vẽ Bóng, Vật Liệu Kiến Trúc, Toán Học Đại Cương (Maths General), Anh Văn, Pháp Văn, và được học dự thính môn Lý Thuyết Kiến Trúc, Lịch sử Kiến Trúc (hai môn này lên năm thứ hai mới thi).

Cuối năm thứ nhất trường tổ chức tuyển sinh chọn vòng thi viết khoảng 80 sinh viên qua các môn: Kiến Trúc Sáng Tác học (sáng tác một công trình kiến trúc, ví dụ "Một trạm xăng"), Bài Vẽ Mỹ Thuật (ví dụ đầu tượng), Hình Học Hoạ Hình và Toán học. Sau khi đậu phần viết phải qua phần Vấn Đáp các môn đó cộng với Tập Tuyển Hoạ ít nhất 100 tờ chép từ quyển sách ARTCHITECTS' DATA của tác giả Ernst Neufert và một TẬP VẼ KÝ HOẠ (Môn Vẽ Mỹ Thuật). 

Sau khi thi vấn đáp xong, trường sẽ chọn khoảng 40 đến 45 sinh viên chính thức được lên năm thứ hai.

Đầu khóa năm 1968

Trước năm 1968, Trường ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC SÀI GÒN cho sinh viên tự do ghi danh học không giới hạn số lượng. Vì vậy ngoài những sinh viên chỉ chọn ĐHKTSG thì có rất nhiều sinh viên các trường ĐH khác cũng mê kiến trúc nên họ ghi danh học thử xem. Có năm lên đến trên 500 sinh viên rất đông và vui lắm. Nhưng sau khi nhập học một hai tháng nhiều sinh viên rơi rụng như lá vàng thu vì không chịu nổi cái không khí kiến trúc vừa lãng mạn, vừa bị áp lực của các môn học, nhất là môn kiến trúc, vẽ mỹ thuật và hình học hoạ hình. Rồi phải thức thâu đêm suốt sáng để vẽ bài.

Ảnh bên: Kiến trúc sư Pineau - tác giả đồ án quy hoạch Đà Lạt năm 1932 - Ảnh tư liệu

Năm thứ nhất học các môn: Kiến Trúc Sáng Tác Học, Cổ Điển Hoạ và Nặn Hình, Toán Học, Lịch Sử Tổng Quát Kiến Trúc, Phép Thiết Thể và Vật Liệu Kiến Trúc, Anh Văn, Pháp Văn, Kiến Trúc Nhập Môn và Vẽ Bóng. Đa số các môn được học ở giảng đường vì quá đông sinh viên.

Giảng đường thật ra chỉ một phòng lớn chứa sinh viên, ngồi chật như nêm khoảng gần 300 sinh viên / phòng. Tôi thường đi học sớm hơn nửa giờ để chọn ngồi bàn đầu nghe giảng rõ. Nếu đi đúng giờ thì cũng đứng ngoài hành lang ghi chép hoặc phải ra về trong âm thầm lặng lẽ.

Các môn căng thẳng nhất đối với sinh viên là Anh Văn (Thầy Nguyễn Đình Hải), Pháp Văn (Thầy Nguyễn Văn Kiết) dạy thao thao bất tận giống như thầy dạy trường Tây, chỉ có các bạn học Văn Khoa hay trường Tây mới nghe kịp và hiểu. Môn Lịch sử kiến trúc Thầy Louis Pineau (KTS, GS người Pháp ) dĩ nhiên dạy tiếng Pháp.

An image

Người Thầy đầu tiên dạy tôi Kiến Trúc: KTS. GS. Phạm Văn Thâng

Môn Hình Học Hoạ Hình do Thầy Trần Văn Bạch cũng dạy bằng tiếng Pháp làm cho sinh viên vào chốn mê cung với giáo trình là quyển sách của tác tác giả Rouboudie dày trên 4cm, xem như một rừng tre. Sinh viên bỏ lớp dần vì không hiểu nổi môn "Hành Hạ " này.

Những người thầy năm xưa của trường ĐHKTSG. Bìa trái là thầy Nguyễn Quang Nhạc

Tôi có một kỷ niệm vui: Một số bạn thân của tôi trốn ra khỏi lớp và bảo tôi "mầy ở lại học rồi mai chỉ lại cho tụi tau" bè bạn cho tôi nickname "Patron Hình Hoạ". Tôi rất mê môn này từ lâu và đã tự học sách HHHH của Đặng Văn Nhân dành cho lớp 12 đọc tham khảo. Tôi ra nhà sách Lê Phan đường Phạm Ngũ Lão chuyên bán sách giáo trình nước ngoài dạy đại học. Tôi tìm được quyển HHHH của Debas rất hay, ngắn gọn, đầy đủ, hình rõ ràng. Tôi mua về soạn ra tiếng Việt để giảng cho các bạn hiểu dễ dàng .

Tuy học nhiều môn dữ dội, nhưng thực tế cuối năm thi tuyển bốn môn: Kiến Trúc Sáng Tác Học, Cổ Điển Hoạ và Nặn Tượng, Toán và Hình Học Hoạ Hình. Các sinh viên đậu viết bốn môn đó rồi vào thi vấn đáp để trường trường chọn khoảng 40 - 45 sinh viên lên năm thứ hai.

Theo tôi, đây là cách tuyển sinh vào ĐHKT rất tốt mà thí sinh và nhà trường không mất nhiều thời gian và tiền bạc mà chọn đúng đối tượng đào tạo KIẾN TRÚC SƯ

Sau này số sinh viên ghi danh học quá đông trên 500, nên nhà trường không có đủ phòng ốc để dạy năm thứ nhất. Bắt đầu khóa năm 1968 trường Đại Học Kiến Trúc SG tuyển sinh viên vào ĐHKTSG thi hai môn TOÁN và VẼ PHÂN ĐỘ (cho hình phối cảnh vẽ các hình chiếu và mặt cắt theo đề bài).

KTS. Trương Văn Ngự

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1521
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy