Mâm ngũ quả

16/09/2016 Kiến Admin
1333
0

Qúy bạn, Ngày đẹp 12.12.12 tôi viết bài Mâm ngũ quả, định bụng sẽ gửi chúc TẾT bạn bè. Hôm nay Lê Minh Châu gửi message "Đêm qua không tận thế, cảm ơn tình thân, cảm ơn tình bạn". Tôi cũng xin gửi bài viết nhiều mầu sắc nầy để:

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Thân mến, ĐXĐ.

Chiều 28 tháng chạp, mẹ tôi đi chợ về, tôi ra tận xe xích lô đón giỏ trái cây cúng Tết khệ nệ mang vào nhà, cùng lúc đó chiếc xích lô chở ba tôi với cành mai đầy nụ hé cánh hoa vàng cũng xịch tới, u Sáu vội nhận làn trái cây cho tôi chạy trở ra đỡ cành mai để ba tôi xuống xe.

Hôm 23 đưa ông Táo, Tết mới chỉ bàng bạc nhưng hôm nay không khí Tết đã rộn ràng khắp nhà, gia đình tôi lúc này đã có thêm hai đứa em trai đứa sáu tuổi, đứa vừa biết đi nên nhà tràn đầy tiếng líu lo, cô em gái vừa lên tuổi mười ba của tôi đã ra vẻ đảm đang, phụ mẹ lau tỉa trái cây, u Sáu rửa mâm lau đĩa, cha con tôi kê lọ lục bình cắm cành hoa mai đã thui gốc giữa khu bàn thờ và khu tiếp khách xong rồi mới bầy mâm ngũ quả, vừa cẩn thận ngắm nghía, nhẹ nhàng đặt từng trái vào cái khay sơn mài tròn ba chân ba tôi vừa giảng giải:

Trái quả là tinh hoa của trời đất, của nắng mưa sương gió nên nó tượng trưng cho sự chuyển động sinh hóa của vạn vật theo thuyết ngũ hành, tương sinh giúp đỡ nhau mà phát triển, tương khắc chế ngự nhau mà giữ được sự cân bằng, người xưa lấy mầu sắc của từng loại trái cây để thể hiện các hành, mầu xanh lục của nải chuối là hành Mộc, mầu vàng của trái bưởi là hành Thổ, mầu cam của trái cam là hành Kim, hành Kim có 2 mầu trắng hoặc cam, mầu đỏ của trái táo là hành Hỏa, trái bơ đen là hành Thuỷ...

Nhà chùa cũng bầy mâm ngũ quả nhưng năm mầu ngụ ý về ngũ uẩn Sắc Thụ Tưởng Hành Thức.

Vậy nên mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ Ông Bà là thể hiện lòng thành kính của con cháu với Tổ Tiên. Ở ngoài Bắc có quả lê mầu trắng ngà hành kim, quả Phật thủ mầu vàng óng hành thổ, lại có hương thơm nên vừa tượng trưng cho bàn tay Phật Trời che chở vừa thể hiện ý nghĩa của ba chữ Đức Lưu Phương, cái Đức của Tổ Tiên còn truyền hương thơm đến đời con cháu, như bức y môn trên bàn thờ nhà mình đó, do đó nải chuối xanh còn có ý nghĩa là những bàn tay con cháu xòe ra đón nhận Phúc Đức của Ông Bà, Tài Lộc của Trời Đất.

- Thưa ba, nhà anh Tùng bạn con có bức hoành phi sơn son thếp vàng “Đức lưu quang” sao nhà mình ba chỉ làm bức y môn vải thêu mà lại viết “Đức lưu phương” vậy ba ?

- À, gia đình người ta chắc tổ tiên có công nghiệp chi rạng rỡ chiếu sáng đến đời sau nên thờ chữ đức lưu quang, còn tổ tiên mình nông dân chất phác cái đức của các cụ chỉ lưu lại hương thơm cho con cháu thôi con ạ.

Mình là dân tha hương, nương nhờ ở đâu, chưa biết nhận nơi đâu làm quê nên ba chỉ làm bức y môn vải này thôi chứ chưa dám thửa hoành phi đâu con.

Con cháu tha phương, Tổ tiên cũng long đong !

Đó là Tết Tân Sửu 1961 của gia đình tôi ở Qui Nhơn, sau này vào Sài Gòn tôi lại biết thêm một ý nghĩa khác của mâm ngũ quả theo quan niệm của người miền Nam.

Miền Bắc là đất cũ, ảnh hưởng Nho giáo thâm căn cố đế, dung mầu sắc của trái quả thể hiện lý ngũ hành, có tinh tế nhưng cũng có phần thụ động, sự cầu mong chỉ tượng trưng bằng những bàn tay từ dưới thấp xòe ra chờ tài lộc, người miền Nam trái lại dựa vào thanh âm của tên trái cây để thể hiện sự mong cầu, trái mãng cầu là niềm mong ước được nói cụ thể, trái dừa cùng âm với chữ vừa, trái đu đủ là xin cho được đầy đủ no ấm, trái xoài có âm gần với chữ tiêu sài, chữ sung ngoài Bắc chỉ hàm ý sung túc vào đến miền Nam được mang thêm ý sung mãn về thể chất, trái thơm tự tên nó đã là hương thơm, nhà có đức thời danh thơm, có phúc phần cho con cháu… Thật tuyệt vời, tất cả đều toát lên tính cách hồn nhiên, phóng khoáng của người dân vùng đất mới.

Bên nhìn bên nghe, bên nào cũng một lòng thành kính đối với tiền nhân.

CẦU SUNG VỪA ĐỦ SÀI

CẦU THƠM SÀI VỪA ĐỦ

Người Nam không thích bầy nải chuối cũng vì chữ chuối họ đọc là chúi, có nghĩa là đi xuống, trái cam thời gợi tới chuyện quýt làm cam chịu, luận như thế cũng hơi quá mộc mạc, sao không viện câu “khổ tận cam lai” có phải hay hơn không nhỉ?

Các miền đều nhớ sự tích trái dưa hấu của An Tiêm, nên đều trưng dưa hấu với ý của chữ HẢO, nhưng người Bắc bầy riêng cập dưa hấu trên bàn thờ có dán miếng giấy viết chữ Xuân chứ không bày trong mâm ngũ quả, còn người Nam thời bầy sao cũng vẫn là HẢO HẢO...

Nay vào tuổi xế chiều lai được biết thêm những biến thể lý thú của mâm ngũ quả, sống ở đời được như thế cơ duyên cũng đáng coi là viên mãn.

Dạo này cuộc sống sung túc hơn, hàng hóa lưu chuyển dễ dàng, khắp các chợ và trong siêu thị trái quả xứ nào cũng có bán, dân cả nước đều biết thêm nhiều thứ trái quả của các vùng khác nhau nên người ta bày những mâm ngũ quả “hoành tráng” , đôi khi lại pha chút tếu táo cho tình cảm thêm mặn mà.

Xin nêu vài ý xem có đáng được gọi là “độc chiêu”  hay không? Chỉ với mấy thứ trái dưới đây đã đủ bày ra vài mâm ngũ quả nhiều hàm ý...

Mâm ngũ quả khoe tài của khoa giải phẫu thẩm mỹ, quảng cáo thấy mà ham:

Mâm ngũ quả theo ước nguyện của các đấng hảo hớn mày râu:

Cho những đôi lứa hiếm muộn khỏi đi cầu tự đâu xa:

Có bầu rồi cũng vẫn còn cần tới củ năng quả sung và vú sữa:

 

Sau cùng có bài ngũ ngôn thi tặng hội độc thân:

Thêm bài lục bát Xuân:

CẦU DUYÊN THỜI GẶP DUYÊN MAY CẦU TÀI CUNG HỈ PHÁT TÀI TRỌN NĂM

12.12.12

Đỗ Xuân Đạm

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1293
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy