Tôi học kiến trúc, tôi làm concours...

Tối hôm thứ tư 24-9-2010 gặp các anh em đồng môn tại nhà hàng Đất Phương Nam đường Huỳnh Tịnh Của, Sơn Ốm và Tuấn võ sư mỗi người khen tôi một câu về bài viết “KTS - từ những điều nhỏ”.

Bảo vệ đồ án kiến trúc

Hóa ra được bạn bè khen đã thiệt.

Và chàng họ Lý dõng dạc hứa ”Hãy chờ đấy, ngày mai tớ sẽ lancer một bài “Xuân Đạm mạn hứng” được chưa?”.

Ngày hôm sau tôi mở mail ra chờ, hôm sau nữa, rồi hôm sau nữa… chưa thấy bài của Lý Thái Sơn!

Làm tôi nhớ câu chuyện hờn giận của đôi trai gái miệt vườn (chuyện bịa để cười chơi chớ không có ác ý nào đâu nghe) :

“Bữa qua qua nói qua qua mà qua hổng qua, bữa nay qua không nói qua mà qua lại qua, qua được thời qua qua, qua không qua thời đừng chờ qua, qua bắt em chờ qua qua mà qua hổng qua, em đừng giận qua nói qua mà  hổng qua nghe…”

Nghe phảng phất hơi hướng của những đôi uyên ương quá.

Tôi nói đùa vậy thôi chứ Lý Tiên sinh là người cẩn trọng, viết điều gì cũng đắn đo sau trước chứ đâu có ba mứa như tui đụng đâu viết đó.

Thôi, trong khi mỏi mòn chờ bài viết của chàng họ Lý, tui xin kể chuyện tui học kiến trúc như thế nào cho các bạn đọc chơi vậy. 

Trường Kiến trúc khác hẳn các đại học khác vì phân thành hai tuyến học khác nhau.

Tuyến thứ nhất giống như các trường khác, là các môn học có giáo trình, có thi lên lớp gọi là les cours scientifiques, mỗi năm phải thi đậu đủ các môn học này để lên lớp và để đủ tiêu chuẩn hoãn dịch.

Hầu như tất cả sinh viên đều đạt và lên lớp.

Tuyến thứ hai là vẽ bài để có trị số (valeurs).

Có hai cấp: Cấp II và Cấp I (Second et première, xin đọc là sơ-gồng và prờ-mi-e).

10 trị số của sơ-gồng gồm đầu tiên là từ năm thứ hai phải “kiếm” đủ 3 trị số analogues, từ năm 1967 (nếu tôi nhớ không lầm) rút xuống còn 2 valeurs. Đó là chuẩn để bạn được làm đồ án kiến trúc (projet), 2 esquisse-esqisses, 6 projets, ngoài ra còn phải có 01 trị số hội họa (dessin), 01 trị số nặn tượng nữa mới được lên prờ-mi-e.

Lên cấp một còn cần đạt một điều kiện nữa là: phải là sv năm thứ tư đã đậu môn construction 4è của tuyến scientifique.

10 trị số của cấp 1 gồm 6 trị số bắt buộc phải đạt được bằng projets, 4 trị số còn lại có thể lấy từ esquisse-esquisse, concours hoặc projets.

Chuẩn cuối cùng để được làm luận án tốt nghiệp, gọi là chuẩn KTS (diplomable), là 3 trị số nghệ thuật (3 arts) gồm: hội họa (ví dụ như bài vẽ tượng đầu Vénus dưới 1 nguồn sáng duy nhất là một ngọn nến của Trần Đình Thục, Hội đồng giám khảo đã cho 20 là điểm tối đa, nhưng có vị còn thêm mũi tên lên, vị khác thêm dấu +, sau cùng vị chủ tịch hội đồng quyết định  bằng chữ Médaille), điêu khắc (ví dụ như một bas-relief cảnh kéo lưới, các tác phẩm này làm bằng đất sét nên chỉ một thời gian ngắn là nứt tan tành!) và một mô hình trang trí nội thất (ví dụ như bàn thờ trong nhà nguyện của một xóm chài).

Esquisse và concours rất khó kiếm được trị số, thưởng chỉ 3 tới 6 bài đạt trong số hàng hai trăm bài nộp.

Nhưng mọi người tham gia đông đảo vì được tự do sáng tác, ít tốn thời gian, và vì ai cũng muốn thành tích của mình có ít nhất là 1 trị số concour cho nó bay bướm, chứ tốt nghiệp với 10 trị số cấp một bằng cách toàn ăn projet thì sợ bạn bè chê là “thợ cày”.

Đã thế mà mỗi bài esquisse lại chỉ được có nửa trị số, có nghĩa là bạn phải có 2 bài esquisses được chấm đạt mới có 1 trị số esquisse được ghi vào học bạ, vì khó thế nên nhiều anh cứ ôm nửa trị số esquisse cày còng lưng năm này qua năm khác mà không kiếm được cái nửa còn thiếu kia!

Esquisse khó thế nhưng “ăn” thì sướng lắm, cái sướng thứ nhất vì nó là bằng chứng xác thực dưới mắt mọi người bạn thuộc loại sv có idées xuất sắc, lẽ thứ hai là bạn chỉ phải vẽ khoảng một tiếng đồng hồ trên một tờ giấy croquis thường rẻ tiền (giấy Canson đắt lắm), lẽ thứ ba là bạn toàn quyền chọn loại bút để thể hiện, cái sướng nhất là lúc chen nhau xem bảng kết quả do anh Đức của văn phòng nhà trường dán lên bảng niêm yết, chỉ việc liếc một cái vào ba bốn dòng có dấu ½ trị số một nếu đúng là tên mình thì nhẩy cẫng lên rồi hiu hiu, tà tà vào canteen tự thưởng một chai « 33 ».

Khi bạn lãnh đề cái projet cuối để nếu “ăn” là được lên prờ-mi-e thì hôm sau bạn có quyền xếp hàng lãnh luôn đề bài prờ-mi-e, đề esquisse và tuần sau lãnh cả đề concours.

Văn phòng nhà trường ít người nhưng làm việc ngăn nắp, cẩn trọng, chính xác và rất kịp thời nên nếu bạn ăn bài projet sơ-gồng cuối cùng thì tuần sau tên bạn đã có trong danh sách chấm bài cấp 1 trình cho hội đồng giám khảo.

Tôi đã làm như thế và gặp lúc số mạng hanh thông tôi ăn cả 4 bài, bác Triết ba của Hùng Sùi, sau khi cập nhật các trị số ấy vào học bạ, nói với tôi :

- Trường hợp của cậu thật là hi hữu, ăn một lúc ba valeurs rưỡi, bằng công sức cả năm của người ta đấy.

Hình như viết đến đây là “hơi bị dài”, đành để câu chuyện tôi học lý thuyết kiến trúc, tôi làm concours… lần sau viết tiếp vậy. 

(Cố nhiên với cái ý là các bạn còn thích đọc các chuyện dông dài không đầu không đuôi của tôi ).

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1522
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy