Toyo Ito – tư tưởng và tác phẩm kiến trúc

19/02/2017 Kiến Admin kientrucvn.biz
2679
0

An imageToyo Ito là kiến trúc sư người Nhật đã góp phần làm nên “Sự kỳ diệu Nhật Bản” – như những người phương Tây đã nhận xét – trong văn hoá và kiến trúc của đất nước Mặt trời mọc.

Một hay nhiều tác phẩm kiến trúc của một kiến trúc sư, nếu không ẩn chứa trong minh nội dung tư tưởng, thì sẽ không tồn tại theo thời gian, hoặc chỉ hiện diện về mặt vật thể. Tư tưởng triết học kiến trúc gắn bó với giới kiến trúc ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đối với các nhà nghiên cứu lý luận và phê bình kiến trúc, việc nghiền ngẫm các vấn đề tư tưởng triết học có thể mang tính dẫn hướng cho hoạt động kiến trúc, còn đối với các kiến trúc sư thực hành, bản thân họ cũng có những tìm tòi để rọi sáng cho nội tâm mình.

Những tìm tòi này có thể được trích dẫn từ nguồn nãng lượng mà các nhà lý luận trao cho họ; số khác có thể được chiết xuất chính từ các sáng tác thực tế gắn bó với thị trường mà họ tiếp xúc. Kiến trúc là một nghệ thuật, là một sản phẩm được tạo tác bởi con người, nhưng nó còn là một thương phẩm. Nếu một Designer không hàm chứa được tính hai mặt đó, họ sẽ ít có được thành công. Nghiêng về một trong hai khái niệm trên, tác phẩm của họ sẽ thiếu hụt, không hoàn chỉnh. Frank Lloyd Wright đã từng bình luận: “Đồng tiền không thay thế được tư tưởng”.

Bên cạnh những hoạt động sáng tác phong phú của mình, Toyo Ito thường phát biểu những luận điểm, những châm ngôn, những chuyên khảo thể hiện những tư duy sâu sắc của ông. Chính những tư duy này nhiều khi chỉ là những câu nói ngắn gọn, nhưng không kém phần sắc bén đã đưa vị trí của Toyo Ito lên tầm cao có vai trò không kém gì Arata Isozaki và Tadao Ando trên trường quốc tế.

Lớn lên giữa một hoàn cảnh đầy những “bùng nổ” trong một đất nước sau chiến tranh, đầy đối nghịch giữa “hỗn loạn” và “trật tự”, giữa “hình học” và “phi hình học”, sẽ phải theo đuổi giữa Chủ nghĩa biểu tượng hoặc Chủ nghĩa biểu hiện, muốn có thành công như hôm nay, rõ ràng là Toyo Ito đã phải hướng về “cội nguồn”, đã phải tiếp cận với “phương Tây” và đã phải “tự thân lập thân” để có một thương hiệu kiến trúc của riêng mình như hiện nay. Nếu muốn có một sự so sánh ngay ngang như về mặt sản phẩm chất lượng cao chẳng hạn thì sản phẩm kiến trúc của ông tương tự như sản phẩm của các hãng Nikon, Canon, hay Toyota lừng danh trên thế giới.

Toyo Ito sinh năm 1941 ở Seoul, Korea, tốt nghiệp trường đại học Tokyo nãm 1965, làm việc trong văn phòng của Kyionori Kikutake đến năm 1969, mở văn phòng thiết kế tư năm 1971 và sau 8 năm tích luỹ kinh nghiệm, năm 1979 mở Văn phòng Toyo Ito & Associates, Architects.

Toyo Ito đã phát biểu như sau: “Kiến trúc của tôi là bản phản kháng chống lại nền kiến trúc hiện đại đã suy thoái”;

hay

“Tôi luôn luôn thấy rằng mình là người đứng đằng sau Le Corbusier, tôi không bao giờ nhại lại ông một cách có ý thức. Chỉ khi tôi đã ở nơi đó rồi… tôi mới thực sự nhận ra là tôi đã làm gì”.

Toyo Ito là người đại diện tiêu biểu của thế hệ kiến trúc sư “Hậu – Shinohara” “Hậu – Isozaki”. Mặc dù vào thời kỳ đầu tiên của hoạt động sáng tác, cũng như Itsuko Hasegawa, Toyo Ito chịu ảnh hưởng sâu sắc của bậc thầy của mình là Kuzuo Shinohara, nhưng sau đó, rất nhanh, Ito tham gia vào phái kiến trúc sư trẻ cấp tiến, chống lại những tín điều của kiến trúc cũ.

Đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, Toyo Ito đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình, và 20 nãm sau đó, ông xứng đáng được xếp vào hàng ngũ của những “kiến trúc sư toàn cầu” (Global Architect). Từ rất sớm, trong cuộc viễn chinh kiến trúc của mình, Ito đã luôn quan tâm đến 3 yếu tố: khí hậu, gió và mặt trời. Từ tư duy muốn khắc phục những nhược điểm của một “nền nếp cũ”, kiến trúc của Toyo Ito là “nhẹ nhàng, siêu thoát” và “mộng mơ, trữ tình”. Nhưng điều lạ kỳ là, Ito vẫn được xem là một kiến trúc sư “rất truyền thống” và “rất Nhật Bản”.

Tại sao vậy? chắc chắn là có một sự giao cảm kiến trúc lịch sử Nhật Bản vốn coi trọng sự kết hợp thiên nhiên với tư duy của Toyo Ito, và như vậy, kiến trúc của Ito là “kiến trúc của sự phản ánh bởi những làn gió”. Nhưng thiên nhiên ở đây không hoang dã, mà chính những làn gió đã được điều khiển bởi một chương trình vi tính có thể làm thay đổi hướng cũng như biến thành các tín hiệu quang học. Chính Ito đã viết trong một bài chuyên khảo về sự kỳ lạ và sức mạnh của những con chip của máy tính. Kiến trúc của Ito được xem là tươi mới và sáng trong như những làn gió. Ito muốn các tác phẩm kiến trúc của ông trở thành “những tượng đài”, trở thành “những bộ quần áo” hay là “da dẻ”, bao bọc cho con người, một “làn da” thứ hai, mềm mại và hữu cơ. Ta có thể nói, Ito xử lý kiến trúc như là những nhà thiết kế “thời trang” (Fashion designer), và khái niệm này được xem như là “ẩn dụ” (Metaphor). “Kiến trúc phản ánh bởi gió” là một phần của quan điểm trung tâm của Ito là cần tạo nên những “đô thị được bọc lót”. Một trong những đặc điểm khác của kiến trúc Toyo Ito là “cần thiết phải thiết lập những kiểu không gian mới” – thú vị và được xử lý có chất lượng cao – để thích ứng cũng như trụ lại được với những ưu, nhược điểm của một thời đại đầy rẫy tính phù du vừa bị điều khiển bởi điện tử”.

Tác phẩm kiến trúc đầu tiên của Toyo Ito là Nomad Club (Câu lạc bộ lang thang, 1984) ở quận Roppongi, một khu vực “nóng” của Tokyo, có một hệ trần cũng mảnh và nhẹ như những “đám mây lang thang” vậy. Đáng tiếc là làn sóng đô thị hoá và sự bùng nổ bất động sản của Toyo tại một khu vực nhạy cảm như vậy đã xoá đi không thương tiếc một kiến trúc văn hoá như vậy. Ito đã nói về tác phẩm này của mình như sau: “Đây là một ốc đảo dành cho những người phiêu lưu sống theo những sở thích nhất thời và luôn di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác”.

Trong khoảng nãm 1986 – 1989, Toyo Ito thiết kế và xây dụng 3 tác phẩm minh chứng cho luận điểm về mối liên hệ giữa kiến trúc và gió của ông.

Toà nhà khách sạn Sapporo (1989) lướt nhẹ trên mặt tuyết của một vùng gần như quanh năm bị lạnh cóng, dưới dạng một bán cung. Phần quan trọng của không gian nội thất chìm dưới mặt đất. Trong khi đó, nhũng tháp đón gió vươn lên cao để lọc gió, còn phần trên của mặt đứng toà nhà lắp dụng nhũng tấm lưới kim loại mỏng để lưu chuyển nãng lượng ôm vòng lấy mảnh vườn sân có không gian bán mở. Nội thất uốn lượn bồng bềnh là để nhập hình với khu đất và địa hình dốc.

An image

Tháp gió, 1986, Yokohama-shi, Kanagawa, Nhật bản

Tháp Gió (1986) và Quả trứng gió (1989) là những tác phẩm điêu khắc trong suốt của thời đại điện tử. Tháp Gió – theo mong muốn của tác giả – là biểu tượng của sự hợp tác giữa gió và điện tử. Được đặt ở Yokohama, sang trọng và trong suốt, hình trụ, được trang trí lung linh bởi 1300 ngọn đèn nhỏ. Toà Tháp Gió này đã từng gây ra sự thắc mắc đây là một toà nhà dùng để làm gì? có chức năng gì? ít người quan niệm đây là một chương trình kĩ thuật (một toà tháp để thông gió và chứa nước).

Đầu những nãm 1990, Toyo Ito đã thiết kế và xây dựng hai nhà bảo tàng nổi tiếng: Nhà bảo tàng thành phố Yatsushiro (1991) và Nhà bảo tàng thị trấn Shimosuwa ở Nagano (1993). Công trình thứ nhất nằm trên một khu đất đẹp còn lại từ thời Edo (1600 – 1867) nên yêu cầu đối với kiến trúc là phải thích hợp với cảnh quan. Ito đã cho một phần quan trọng của toà nhà nằm chìm dưới đất, trông từ phía chân đồi thoải lên chỉ thấy phần còn lại bên trên, cao 2, 3 tầng. Các thành phần hướng ra phía trước là những tấm “voan” thép không gỉ đục lỗ như đang “chập chờn”, “chắp cánh”. Ito đã tạo thành một “túp lều bạc”, nhấn mạnh “tính bất ổn” và “sự phù du”, theo đuổi “một thoáng hình mẫu mỹ học duy nhất” cho đất nước Nhật Bản. Thông số của toà kiến trúc này là: 8223,2m2 diện tích đất, 1432,8m2 diện tích xây dựng và 3418,3m2 diện tích sàn. Công trình thứ hai là một nhà bảo tàng được xây dựng để kỷ niệm 100 năm xây dựng thị trấn Shimosuwa. Thiên nhiên, nền núi phía xa, một dải đất dài 200m, một con đường cao tốc chạy qua, hồ Suwa, là những yếu tố buộc tác giả phải coi như những tiền đề khống chế cho lời giải kiến trúc của mình. Ở đây, những không gian mở có hình dáng hình học đặt sát phía núi, một cấu trúc không gian đa chiều hình chiếc thuyền lật úp đặt sát bờ hồ, với các phòng họp và giảng đường ở tầng dưới, phòng trưng bày ở tầng trên. Cảnh vật của mặt hồ được in lên mặt kính, rồi phản chiếu xuống lớp nước mỏng ở sân trong tạo ra những ảo ảnh lăn tăn như sóng. Những tuyến cong ở đây, mềm mại nhưng đầy sức sống.

Sendai Mediatheque (2001) – công trình nổi tiếng nhất của Toyo Ito

Cũng vào năm 1993, khu Liên hợp giải trí <H> ở Tama, Tokyo được đưa vào khai thác. Tama ở phía Tây Tokyo là khu vực mới phát triển, đang ngày càng trù phú và Tập đoàn bất động sản Humax đã mời Toyo Ito thiết kế công trình này, với các thông số như sau: diện tích khu đất 6400m2, diện tích sàn 24000m2. Đó là một cấu trúc cân bằng động, các phần dưới nhiều khu vực là những không gian đặt trên cột trống, đặc biệt tương phản với khối trên cùng có hình dạng khí động học bọc bằng vật liệu nhôm cao cấp. Một nhà phê bình kiến trúc phương Tây đã bình luận về tính chất của người châu Á liên quan đến Tama và đến công trình này như sau: “Không thể phủ nhận rằng có một điều gì đó kín đáo mạnh mẽ và đa dạng như một con tàu vũ trụ luôn luôn thúc đẩy tính năng động của người châu Á. Hy vọng rằng sự năng động này cũng đem lại sự đa dạng và hấp dẫn cho thị trấn mới Tama”. Có thể nói công trình này là “một tầm vóc mới” của không gian Toyo Ito, đó là một ký hiệu đô thị vừa sang trọng vừa khó nắm bắt từ những khái niệm động và tĩnh, bất quy tắc và quy tắc.

An image

Serpentine Gallery Pavilion, 2002, London, Anh Quốc

Toyo Ito hoàn thành các tác phẩm nhà ở cho người già (1994) và một Trạm cứu hoả (1995) trên đảo Kyoshu, tham gia thi Quy hoạch yà thiết kế đô thị khu vực Trung tâm Lijiazui (Lục Gia Chuỷ) ở Thượng Hải (1991) và xây dựng một nhà trẻ ở Eckenheim ở Frankfurt, Đức (1991).

Những tác phẩm gần đây nhất của Ito là:

1. Nhà vòm Công viên Jukai Dome Park ở Odate (1997).
2. Nhà hoà nhạc Lyric Hall Nagaoka ở Nagaoka (1997).
3. Quần thể nghỉ ngơi Ota-ku Resort Complex ỞTobu-cho, Nagano (1998).

Những vòm mái bán cầu đồ sộ, những khối trụ lớn trong mờ, những hành lang dài mái mấp mô uốn lượn ở những công trình trên thể hiện sự kết hợp của công nghệ mới với những yêu cầu nhân vãn ngày càng cao của con người hiện đại.

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1506
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy