ARCHISPORT [01] - 2010

05/10/2016 Lý Thái Sơn
6714
0

Loạt bài nầy có :

1 – Tên gọi :

ARCHISPORT – tức Thể dục - Thể thao (TDTT): một truyền thống khác của dân Kiến.

(sinh viên trường Đại học Kiến trúc – Viện Đại học Sài Gòn trước năm 1975).

2 – Cấu trúc : gồm bốn bài nhỏ

Bài 1 : Khỏe vì Nước (TDTT học đường và Võ lâm tứ Kiến 1967.)

Bài 2 : Sân, môn và Dân chơi Kiến (Mười năm tình cũ 1965 – 1975)

Bài 3 : Chuyện “động trời” bây giờ mới kể : CHỌC Ổ KIẾN LỬA (Huế 1967).

Bài 4 : Từ ARCHISLAM đến ARCHIGAMES (Mười sáu năm tình mới 1994 – 2010)

3 – Quan điểm :

Ÿ   Không phải Sử, cũng chẳng phải Biên niên sử.

Ÿ   Mặc dù tuổi vẫn còn teen (mới 64) nhưng trí nhớ đã kém, các Thầy hầu như đã mất gần hết, còn bạn bè cũ thì có hơn phân nửa đường sá xa xôi, “nghìn trùng xa cách”.

Chẳng qua vì ham chơi mà viết và vì muốn cùng nhau lưu lại một ký ức, hay một hoài niệm tập thể để sau nầy cho đàn em và con cháu nó biết chút... ngọn nguồn. Vì vậy, rất mong được hải nội chư huynh đệ (patrons – nègres) đóng góp thêm (đính chính, điều chỉnh, bổ sung, v.v..). Xin đa tạ!

Ÿ   Bài viết hoàn toàn mang tính chất cá nhân, không đại diện cho bất kỳ một ai khác.

4 – Tài liệu cần tham khảo :

Bộ “NICKNAMES” của Minh Bò + Đạm Xoăn rặn óc trong mấy ngày đầu tháng 11 – 2010 mà nếu không có sự hổ trợ của ít xị đế thì công việc có thể nói là bất khả thi (mission impossible) ...

Đối với những ai kém may mắn (không được anh em đặt tên Nick) tạm thời quy ước : Tên đi trước + Họ (hoặc chữ lót) đi sau + khóa/lớp (P = promotion), cho tiện : (xem chú thích (1)

VD : Trần Văn Tiếu ---> Tiếu Trần, hoặc Tiếu Văn (P. 66)

           Huỳnh Quang Nghiêm ---> Nghiêm Huỳnh, hoặc Nghiêm Quang (P. 62)

5 – Ghi chú : Bài viết "Từ Archi-slam đến Archi- all" (2003/ đã đăng) coi như một sự kết nối lại với Truyền Thống Mười năm tình cũ (1965 – 1975) trước kia.

 

 Ảnh 1 : Phù hiệu ĐHĐKTT Liên Viện Huế - 1967

Bài ARCHISPORT 1 : KHỎE VÌ NƯỚC

“Khỏe vì Nước, kiến thiết quốc gia Đoàn thanh niên ta góp tài ba ...”

Khỏe khoắn, hào hùng, phơi phới, mà vẫn lãng mạn, tha thiết, kêu gọi ... bài hát nầy không chỉ làm thổn thức thanh niên một thời mà còn góp phần xây dựng nền móng cho phong trào thể dục – thể thao học đường vui tươi, lành mạnh, phù hợp với cuộc sống “riêng” của dân kiến trong nhiều năm trời ở Đại học (học trình 7 năm, ngang với y khoa Bác sỹ).

1 – Olympic Học sinh và Sinh viên

 Thể dục – thể thao (TDTT) không chỉ là trò chơi vận động (games - từ Olympic Games, Asian Games, đến SEA Games)  mà còn là một phần phong cách và nhân cách sống của một dân tộc. Đại hội Olympic (ta hay gọi Vận động hội) bao gồm hai thành phần: Điền kinhThể thao (tổng cộng 28 môn chính).

Từ những năm đầu của thập kỷ ’60, phong trào TDTT được hình thành một cách chính quy trong học đường, theo đó hàng năm một vận động hội sẽ được tổ chức ở mỗi Tỉnh (cấp Vùng đối với học sinh Trung học, hoặc cấp toàn quốc đối với mỗi Viện Đại học) tùy thuộc tình hình an ninh cho phép.

 

Kỳ Đại hội Năm Thành phố Sân vận động trung tâm Chú thích
1 1962 Sài Gòn Hoa Lư  
2 1963 Huế Tự Do  
3 1965 Đà Lạt Thị Xã  
4 1966 Sài Gòn Cộng Hòa sân Thống Nhất
5 1967 Huế Tự Do  

Bảng 1 : Năm kỳ tổ chức Đại hội ĐK&TT. Liên Viện

Các hoạt động TDTT ở cấp Viện Đại học do sinh viên tự quản trong khuôn khổ Ủy hội Thể thao sinh viên (UHTTSV) và không bị lệ thuộc hoặc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ giáo dục về mặt tổ chức và hoạt động. Vào niên khoá 1965 - 1966, miền Nam Việt Nam mới có ba viện Đại học quốc gia (Sài Gòn, Huế và Đà Lạt), năm 1966 – 1967 có thêm hai Viện nữa (Cần Thơ và Vạn Hạnh), từ  ‘1970 thêm : VĐH . Minh Đức, VĐH Hòa Hảo  ... tất cả đều tổ chức theo xu thế thời đại : CAMPUS, tức Làng Đại học tập trung với quy mô đất từ nhiều chục đến hàng trăm hectares.

2 – Võ lâm tứ Kiến / Quái / Kiệt (1967) (Bốn chàng ngự lâm pháo thủ : LES QUATRE MOUSQUETAIRES).

◊     Thứ nhất : NGUYỄN NHƠN TÂM (P. 62).

Nickname  : Tâm Charette, nhưng anh em còn gọi khi thì Tâm Huế (gốc Huế), lúc thì Tâm Ròm (nặng chắc không quá nửa tạ). Chức danh : Chủ tịch UHTTSV nhiều nhiệm kỳ liên tiếp. Chơi được không ít môn thể thao, nhưng lại theo môn phái “đờn ca tài tử Trung bộ” (Hò xái Nhì và Hò đẩy Mái) nên không chịu xuất đầu lộ diện chốn thao trường. Thử trích đoạn bài Tâm ca trù mới sáng tác hôm vào dịp lễ rửa tội (Baptême) hôm 04. Dec. 2010.

“Tình, Tình, Khánh Khánh.

   Mới ngày nào chẳng biết cái chi chi ...”

Bà xã của anh không ai ngoài chị TƯỜNG OANH, vô địch Bóng bàn nữ Việt Nam (sau chị Kim Ngôn và trước chị Vương Mỹ Hà (Sóc Trăng) cũng ... nhiều năm liên tiếp. Ba nữ kiệt nầy không chỉ thao túng làng banh nhựa nước ta mà còn làm mưa làm gió ở các vũ đài châu lục Âu – Á ... Cao lõng khõng và ốm nhom, ốm nhách. vậy mà làm tới chức... Chủ tịch UHTTSV và đó là một nhân vật đáng nể, đầy cá tính.

 Hiện Anh và Chị đang sống tại Connecticut (Hoa Kỳ).

◊     Thứ hai   : LÊ TUẤN NGHĨA (P. 62)

Nickname : Nghĩa Rừng (Tên thánh PIERRE, phiên âm thành PHÊ-RÔ, nói lái thành FÔ-RÊT : Rừng, chớ còn gì nữa ...) đã từng làm THIÊN LÔI  một hai nhiệm kỳ gì đó (xem chú thích (2)).

Chức danh : Trưởng đoàn VĐV. Viện ĐH. Sài Gòn. Đúng là một chúa sơn lâm, một Lion King thứ dữ,. Không biết ngán ai, nhưng đối với các lực sĩ Kiến nói riêng, lực sĩ sinh viên nói chung, anh rất mực “pa – trông” luôn sẵn sàng chỉ bảo mọi kỹ năng, kỹ xảo, không giấu nghề ...  Thập bát ban võ nghệ (chơi được đủ thứ môn từng là vận động viên thập môn (decathlon) cấp quốc gia, rồi nào là bóng đá và cả nhu đạo nữa ...) anh cũng là “kiến trúc sư” chỉ đạo chiến lược – chiến thuật cho mọi môn chơi Olympic của sinh viên Sài Gòn, và là người nắm hầu hết các huy chương vàng sinh viên ở các môn điền kinh (chạy tốc độ 100m – 200m – 400m) và ném đẩy (tạ, đĩa, lao). Ở ngoài đời, anh còn là Trưởng hai Đoàn điền kinh thể thao : JA (Jeunes athletes) tức Đoàn vận động viên trẻ và EUQUINOL, một thời oanh liệt ở cấp Olympic quốc gia. Cũng như đồng môn Tâm Ròm, anh là một nhân vật đáng nể mà ... cường quyền và uy vũ khó lòng khuất phục. Thuộc týp người nói Một là Một, Hai là Hai ... Không on-đơ gì hết (un-deux) ...

Bà xã của anh, chị Tân Dân, cũng là một đồng môn, rồi đồng nghiệp ...... Hiện Anh và Chị đang sống tại Melbourne (Úc)

◊      Thứ ba    : NGUYỄN VĂN HAY (P. 65)

Nickname : HAY ĐIÊN, một kỳ tài chẳng những về điền kinh (chạy trường lực) mà còn là một nghệ sĩ diễn họa môn vẽ tượng (dessin d’après l’antique)  đến Thầy giáo họa sĩ GS. Võ Doãn Giáp cũng không dấu diếm sự khâm phục. Không như Đàm Quang Việt (P. 63), hoặc Trần Đình Thục (P. 65), vẽ quá “chuẩn”, quá “thật” , trông chẳng khác gì ảnh chụp (photos), nét vẽ của anh cực kỳ phóng khoáng và bay bướm mà nếu là một sinh viên khác có lẽ đã bị loại vì không tôn trọng những tiêu chuẩn của môn vẽ tượng : quan sát và vẽ lại gần đúng “sự thật” (về tỷ lệ, đường nét và sáng – tối ...).

Hồi còn  là học sinh (Trung học Phan Thanh Giản – Cần Thơ) chẳng những gom hết mọi huy chương về chạy trường lực, anh còn  là một tuyển thủ bóng rổ nhỏ con, nhưng luồng lách và nhanh như sóc, luôn tạo cơ hội cho Thành ke và người viết bài nầy ghi những bàn quyết định ở cúp Học sinh vùng đồng bằng Sông Cữu Long.

Trong 5 năm ở Đại học (1965 – 1970) hầu như anh độc chiếm các môn chạy trường lực 1.500m, 5.000m và 10.000m ở các Vận Động hội sinh viên toàn quốc. Còn ở cấp Olympic quốc gia (5.000m – 10.000m và marathon 42,5km), anh luôn là á hậu khi thì 1, khi thì 2, sau hoa hậu MOHAMET ALI (một người Việt gốc Ấn) một tượng đài chạy trường lực của Nam Việt Nam thời bấy giờ. Anh cũng là một trong những sinh viên được hưởng lương theo chế độ lực sĩ quốc gia (chú thích 3).

◊      Thứ tư    : LÊ VĂN THÀNH (P. 66)

                        Nickname : Thành KE (có từ thời học sinh Trung học đệ nhị cấp, gọi tắt của BA – KE gốc Bút và Mực PARKER).

                       Học chung lớp đệ nhất (bây giờ là 12) với Hay điên + Sơn ốm, nhưng rớt tú tài năm 1965, năm sau mới đậu (1966). Niên khóa 66 – 67, anh học hai trường (Dược là chính, Kiến là ... giúp trường ta hốt cho hết các huy chương điền kinh còn sót lại (Xem chú thích (4)). Rất đa năng ở các môn điền kinh (ném đẩy chỉ nhường patrông Nghĩa Rừng). Còn chạy tốc lực và bán tốc lực (100m – 200m – 400m – 400m và các môn nhảy (cao, xa) thì … chưa chắc đã chịu nhường.

                        Anh còn chơi được các loại bóng (Rổ, Chuyền) trình độ trung bình. Sau Đại hội TT-ĐK Huế 1967, chiến tranh diễn ra ngày càng khốc liệt, anh cũng lặng lẽ biến mất khỏi ... cả cuộc chơi lẫn cuộc đời, không một lời từ biệt.

3 – Không chỉ vậy :

◊    Thứ năm : Trên đây là Tứ Kiến tiêu biểu ... Còn rất nhiều Kiến khác cũng tham dự VĐH. Huế 1967, nhưng vì được chỉ 1 – 2 Huy chương Vàng hoặc Bạc nên xếp riêng một bảng :

Ÿ   Nhu đạo (Judo) : Đức “Cạp/hoặc Cống” (theo anh Tâm Charrette) tức Phạm Văn Đức (P. 62), từng làm Trưởng Tràng, tức Massier (xem chú thích 2) nay ở Sydney (Úc).

Ÿ   Bơi lội : Nhạn Lê, tức Lê Khắc Nhạn (P. 64), nay ở Hoa Kỳ.

Ÿ   Bóng rổ : Đức “thổi kèn” (đề nghị gọi Đức Saxo, nếu không rất dễ bị nhầm), tức Nguyễn Hữu Đức (P. 65), nay ở Paris (Pháp).

Ÿ   Kiếm thuật : Dư Kiếm, tức Trần Hữu Dư (P. 62), ở đây là Kiếm Tây (épée) không phải Kiếm Nhật (Kendo) nay không biết ở chân trời gốc biển nào ?.

Ÿ   Vân vân ... Không nhớ nổi ... Quá nhiều talent. Quá nhiều Architect Idol ... Có thể xem ở Bài Archisport.2.

◊    Những gì còn lại :

Ÿ         Ngày nay bộ võ lâm tứ Kiến chỉ 2 patrons còn sống (1Úc, 1 Mỹ), còn 2 nègres thì đã âm dương cách trở đôi đường.

Ÿ         Với hai Kiến - huynh, ba câu thiệu sau đây chắn chắn và mãi mãi là châm ngôn gối đầu giường :

“Phú quý bất năng dâm

Bần tiện bất năng di

(nhất là)  Uy vũ bất năng khuất”

             (dịch nôm na “ Giàu không tham, Nghèo không đổi, Vũ đếch ngán)

Ÿ          Còn hai Kiến - đệ : Sẽ mãi mãi cư trú trên đỉnh OLYMPE xứ Hy Lạp huy hoàng, vĩnh cửu.

Ÿ         Lịch sử Archisport Kiến Sài Gòn sẽ không bao giờ lãng quên những cống hiến của  các anh chẳng những ở cấp độ Sinh viên – Đại học, mà còn ở cấp độ phong trào World Olympic nữa (!). Trân trọng ./.

Chú thích :     1 – P = Promotion = khóa hoặc lớp = K sau 1975. Từ bài viết sau trở đi, sẽ sử dụng thuật ngữ viết tắt này một cách phổ biến.

                       2 – Cấu trúc thượng tầng của sinh viên trường ĐHKT. Sài Gòn (ESAS) : Theo chế độ Tam quyền phân lập, bao gồm :

                             2.1 – Lập pháp : Hội đồng Trưởng lão

                             2.2 – Hành pháp : Trưởng Tràng = MASSIER (tức Chủ tịch Ban đại diện SV).

                             2.3 – Tư pháp : Thiên lôi = CHEF - COCHON

                       3 – Olympic games gọi là Vận động hội, người chơi thì gọi là Vận động viên còn ở cấp cao hơn lại gọi là lực ( hơn Viên chăng ?)

                       4 – Thời đó lớp sinh viên mới vào Đại học rất “máu” cả học lẫn chơi. Thường thì mỗi anh đều ghi danh học (chưa có chế độ thi tuyển) ít nhất 2 trường. Như Thành Ke (Dược + Kiến trúc); Sơn Ốm = 3 trường (Khoa học + Văn khoa + Kiến trúc) NH. 1965 – 1966, rồi 4 trường (thêm ĐH. Vạn Hạnh) NH. 1966 - 1967

Chú thích ảnh :

...

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1522
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy