Các siêu đô thị đang vẽ lại bản đồ thế giới như thế nào?

30/09/2016 Kiến Admin
3963
0

"Tôi muốn các bạn tưởng tượng lại cách mà sự sống phân bố trên Trái Đất này", chiến lược gia toàn cầu, Parag Khana đã nói như thế. Vì các đô thị đang phát triển của chúng ta đang kết nối với nhau hơn bao giờ hết nhờ hệ thống giao thông, năng lượng và mạng lưới liên lạc, chúng ta dần tiến tới trạng thái mà anh đã gọi là "kết nối địa cầu".

Mạng lưới văn minh toàn cầu đang hình thành này hứa hẹn sẽ giảm tình trạng ô nhiễm và bất bình đẳng, và thậm chí là khắc phục được mối thù chính trị trên phương diện lãnh thổ. Trong bài nói chuyện này, Khanna muốn chúng ta sống theo một châm ngôn mới của tương lai: "Kết nối là vận mệnh."

An image

Bạn hãy hình dung lần nữa về cách sự sống được phân bố trên Trái Đất. Nghĩ về hành tinh này như một cơ thể sống mà ta trú ngụ. Bộ xương là mạng lưới giao thông gồm nhiều con đường và đường sắt, kênh cầu và đường hầm, hàng không và cảng biển cho phép chúng ta di chuyển xuyên châu lục. Hệ tuần hoàn của cơ thể là các đường ống dẫn và mạng lưới điện. phân phối năng lượng. Và hệ thần kinh giao tiếp là dây cáp Internet, vệ tinh và mạng di động và các trung tâm dữ liệu cho phép chúng ta chia sẻ thông tin.

Mạng lưới cơ sở hạ tầng ngày càng lớn này hiện tại gồm có 64 triệu kilomet đường bộ, 4 triệu kilomet đường sắt, 2 triệu kilomet đường dẫn khí đốt và 1 triệu kilomet đường mạng Internet. Vậy còn biên giới quốc tế thì sao? Chúng ta có ít hơn 500,000 kilomet đường biên giới.

Hãy xây dựng một bản đồ thế giới tốt hơn. Đầu tiên, chúng ta hãy thoát khỏi những chuyện thần thoại.Có một câu nói mà tất cả sinh viên sử học đều biết: "Địa lý là vận mệnh". Nghe thật trang nghiêm phải không? Ngạn ngữ này thật biết dựa vào thuyết định mệnh. Nó nói rằng những nước không giáp biển là nghèo nàn, nước nhỏ không thể thoát khỏi những nước láng giềng lớn, khoảng cách quá lớn không thể vượt qua. Nhưng trong mỗi chuyến đi vòng quanh thế giới của tôi, tôi nhìn thấy một thế lực rất rớn đi qua hành tinh này: tính kết nối.

Khả năng kết nối toàn cầu phát triển dưới mọi hình thức: giao thông, năng lượng và truyền thông đã gây ra biến đổi lớn tới sự lưu động của con người, hàng hoá, tài nguyên, kiến thức, theo cái cách mà ta không thể coi địa lý là chủ đề riêng biệt nữa. Thực ra, tôi nghĩ hai nguồn lực này đang hoà vào nhau để trở thành cái tôi gọi là "Kết nối địa cầu."

"Kết nối địa cầu" đại diện cho sự thay đổi triệt để về tính lưu động của con người, tài nguyên và ý tưởng,nhưng nó cũng đồng thời là bước tiến, giúp phát triển thế giới bắt đầu từ lĩnh vực địa lý chính trị, là nền tảng giúp ta phân chia thế giới một cách hợp pháp, cho đến lĩnh vực địa lý chức năng, là cách chúng ta sử dụng thế giới này, từ các quốc gia và biên giới, đến cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng.

Hệ thống toàn cầu của chúng ta đang phát triển từ hình thức nước lớn cai trị nước bé trong thế kỷ 19,đến các quốc gia liên minh ngang hàng và độc lập trong suốt thế kỷ 20, và trở thành nền văn minh kết nối toàn cầu vào thế kỷ 21. Sự kết nối, chứ không phải quyền lực tối cao, giờ đã trở thành cơ chế vận hành của loài người.

An image

Chúng ta đang hoà vào mạng lưới văn minh toàn cầu vì chúng ta đang thực sự xây dựng nó. Số tiền chi cho quân sự cộng với ngân sách quốc phòng của toàn thế giới tổng cộng chỉ dưới 2 nghìn tỷ đô mỗi năm. Trong khi đó, tổng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng toàn cầu được ước tính sẽ tăng đến 9 nghìn tỷ đô mỗi năm trong thập kỷ sắp tới. Và, đúng là nó nên như thế. Chúng ta đang sống dựa vào cơ sở hạ tầng tích trữ dành cho dân số thế giới với 3 tỷ người, với số dân vượt từ ngưỡng 7 tỷ đến 8 tỷ người và có thể đến 9 tỷ hoặc hơn. Theo kinh nghiệm cho thấy, chúng ta nên tiêu khoảng 1 nghìn tỷ đô vào cơ sở hạ tầng cơ bản cho mỗi 1 tỷ người trên thế giới.

Không ngạc nhiên lắm, Châu Á đang đứng đầu. Vào năm 2015, Trung Quốc đã tuyên bố thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ Tầng, cùng với một mạng lưới gồm các tổ chức khác hướng tới xây dựng hệ thống đường sắt và những con đường tơ lụa, kéo dài từ Thượng Hải đến Lisbon.

Và như tất cả các kỹ thuật địa hình này mở ra, chúng ta sẽ có thể chi nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng trong 40 năm tới, chúng ta sẽ xây nhiều nhà cửa hơn trong vòng 40 năm sắp tới, so với những gì chúng ta có được trong vòng 4000 năm qua.

Giờ ta hãy tạm ngừng 1 phút để nghĩ xem. Chi tiêu nhiều hơn vào việc xây dựng nền móng của xã hội toàn cầu thay vì vào những công cụ để phá vỡ nó sẽ có thể thay đổi sâu sắc được kết quả. Kết nối là cách thức để ta tối ưu hoá quá trình phân bố về con người và tài nguyên trên thế giới. Đó là cách giúp con người đạt được nhiều hơn những gì mình bỏ ra. Tôi tin đây là điều đang diễn ra.

Quá trình kết nối diễn ra theo 2 xu thế chính trong thế kỷ 21: đô thị hoá hành tinh. Các thành phố là những cơ sở hạ tầng thể hiện chúng ta. Đến 2030, hơn 2 phần 3 dân số thế giới sẽ sống trong thành phố. Và dù các thành phố này chỉ là chấm nhỏ trên bản đồ, chúng lại là những quần đảo trải dài hàng trăm kilomet.

Chúng ta đang ở Vancouver, phần đầu của hành lang Cascadia kéo dài từ phía Nam dọc qua biên giới Mỹ đến bang Seattle. Trung tâm công nghệ của Mỹ, Thung lũng Silicon trải dài từ phía Bắc của San Francisco xuống đến San Jose và dọc bờ vịnh đến Oakland. Địa phận của Los Angeles bây giờ vượt cả San Diego qua biên giới Mexico đến Tijuana. San Diego và Tijuana bây giờ dùng chung 1 cảng hàng không là nơi để xuất cảnh sang hai nước này. Sau cùng, một hệ thống đường ray cao tốc sẽ kết nối cả Thái Bình Dương. Các đô thị lớn ở Đông Bắc nước Mỹ mọc lên từ Boston đến New York và từ Philadelphoa đến Washington. Mỗi đô thị sẽ có hơn 50 triệu dân cư và cũng có kế hoạch xây dựng một mạng lưới đường ray cao tốc.

Nhưng Châu Á là nơi ta có thể thấy các siêu đô thị đang hợp lại. Ánh sáng đô thị kéo dài một dải từ Tokyo, qua Nagoya rồi Osaka quét qua hơn 80 triệu người dân và gần hết nền kinh tế Nhật Bản. Đây là siêu đô thị lớn nhất thế giới. Tính đến hiện tại.

Nhưng ở Trung Quốc, các cụm siêu đô thị ngày càng gần nhau hơn với dân số đạt mốc 100 triệu dân.Vành đai Bohai bao quanh Bắc Kinh, Đồng bằng sông Giang Tử xung quanh Thượng Hải và Đồng bằng Châu Giang, kéo dài từ Hồng Kông phía bắc Quảng Châu. Và ở giữa, cụm siêu đô thị Trùng Khánh - Thành Đô, là địa phận có số lượng quốc gia chịu ảnh hưởng bằng với cả nước Áo.

Và bất cứ ngành nào của các cụm siêu đô thị này đều có chỉ số GDP đến gần 2 nghìn tỷ đô gần bằng Ấn Độ ngày nay. Vậy hãy tưởng tượng nếu các tổ chức ngoại giao toàn cầu, như G20, dựa vào quy mô kinh tế để chọn thành viên thay vì lãnh thổ quốc gia, sẽ thế nào. Vài siêu đô thị của Trung Quốc có thể trở thành thành viên quyền lực, trong khi toàn bộ những quốc gia, như Argentina hoặc Indonesia sẽ bị loại.

Chưa tính cả Ấn Độ, nơi có dân số sẽ sớm vượt mặt Trung Quốc, nó cũng có vài cụm thành phố lớn,như Vùng Thủ Đô Delhi và Mumbai. tại vùng Trung Đông, Vùng Tehran rộng lớn đang tiếp nhận 1 phần 3 dân số Iran. Trong số 80 triệu dân Ai Cập hầu hết sống ở hành lang giữa Cairo và Alexandria. Và tại vùng vịnh, vành đai thành-bang đang hình thành, từ Bahrain và Qatar, qua Các Tiểu Vương Quốc Ả-Rập đến Muscat tại Oman.

Và sau đó là Lagos, đô thị lớn nhất Châu Phi, cũng là đầu mối thương mại tại Nigeria. Nó đang định xây dựng hệ thống đường sắt để biến Lagos thành mỏ neo của hành lang dọc bờ Đại Tây Dương, kéo dài từ Benin, Togo và Ghana, đến Abidjan, thủ đô của Bờ Biển Ngà.

Nhưng những nước này là vùng ngoại ô của Lagos. Khi bàn về Siêu đô thi, quốc gia có thể trở thành vùng ngoại ô của thành phố. Đến 2030, chúng ta sẽ có nhiều hơn cỡ 50 cụm siêu đô thị trên thế giới.Vậy thì bản đồ nào thể hiện nhiều hơn? Bản đồ truyền thống với 200 quốc gia riêng lẻ vốn được treo trên tường nhà, hay bản đồ của 50 cụm siêu đô thị này?

Tuy nhiên, nhiêu đó vẫn chưa đủ bởi vì bạn không thể hiểu bất cứ một siêu đô thị nào nếu chưa hiểu được mối liên hệ của nó với các thành phố khác. Mọi người đến thành thị để được kết nối với nhau, và sự kết nối là lý do cho những đại đô thị này phất lên. Bất cứ siêu đô thị nào, như Sao Paulo hay Istanbul hay Moscow, cũng có chỉ số GDP gần đạt hay vượt mốc 1 phần 3 50% GDP toàn quốc.

Nhưng quan trọng không kém, bạn không thể tính toán được giá trị của 1 thành phố mà không hiểu vai trò của việc dòng người di cư, của tài chính, của công nghệ giúp chúng phát triển. Đơn cử như vùng Gauteng của Nam Phi, nơi có thành phố Johannesburg và thủ đô Pretoria. Nó cũng đạt hơn 1 phần 3 chỉ số GDP của Nam Phi. Quan trọng nữa, đó là nơi quy tụ văn phòng làm việc của hầu hết các công ty đa quốc gia trực tiếp đầu tư vào Nam Phi và cả châu Phi nữa, thật như vậy.

Các thành phố muốn trở thành 1 phần của các chuỗi giá trị toàn cầu. Họ muốn trở thành 1 phần của phân công lao động toàn cầu. Đây là cách nghĩ của các thành phố. Tôi chưa gặp thị trưởng nào nói rằng,"Tôi muốn tách biệt thành phố mình." Họ đều biết rõ thành phố của họ thuộc về mạng lưới văn minh toàn cầu, như đất nước của họ.

Bây giờ, đối với nhiều người, đô thị hoá dẫn đến hỗn loạn. Họ nghĩ các đô thị đang huỷ hoại hành tinh.Nhưng hiện tại, có hơn 200 thành phố liên tỉnh đang học cách phát triển để liên kết. Con số 200 bằng với số lượng các tổ chức liên chính phủ mà chúng ta có. Và toàn bộ các mạng lưới liên thành thị này đều hết lòng vì 1 mục đích, vì ưu tiên số 1 của loài người trong thế kỷ 21: Đô thị hoá bền vững.

Điều này có hiệu quả không? Cứ lấy biến đổi khí hậu làm ví dụ. Ta biết rằng những hội nghị thượng đỉnh ở New York và Paris sẽ không giảm lượng khí thải nhà kính. Nhưng điều ta có thể thấy chính là: sự chuyển giao công nghệ và tri thức, cùng nhiều chính sách giữa các thành phố là cách chúng ta có thể bắt đầu giảm lượng khí carbon trong kinh tế.

Các thành phố đang học tập lẫn nhau. Làm sao để xây dựng các toà nhà không thải khí độc, làm sao để triển khai dự án dùng chung ôtô điện. Các thành phố lớn ở Trung Quốc, đang thực hiện chính sách giới hạn số lượng xe hơi trên đường. Tại nhiều nước phương Tây, thanh niên không còn muốn lái xe nữa.Các thành phố từng là vấn đề, giờ lại là 1 phần của giải pháp.

Bất bình đẳng là một thử thách lớn nữa khi tiến đến đô thị hoá bền vững. Để đi hết một vòng các siêu đô thị, tôi phải mất nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Tôi chứng kiến bi kịch của sự chênh lệch khủng khiếp trong cùng 1 vị trí địa lý. Và chưa hết, chứng khoán toàn cầu trong nguồn tài sản tài chính chưa bao giờ lớn hơn, gần tới 300 nghìn tỷ đô. Gần gấp 4 lần chỉ số GDP thế giới trên thực tế.

Chúng ta phải gánh những khoản nợ khổng lồ từ khủng hoảng tài chính, vậy mà chúng ta có đầu tư số tiền đó để phát triển toàn diện chưa? Không, chúng ta vẫn chưa làm điều đó. Chỉ khi chúng ta xây dựng đủ nhà ở cho cộng đồng với giá hợp lý, khi chúng ta đầu tư vào mạng lưới giao thông vững chãi để mọi người cùng kết nối với nhau cả về mặt vật chất lẫn công nghệ, khi đó, các đô thị và xã hội rời rạc của chúng ta mới hợp lại thành một được.

An image

Và đó là lý do tại sao mảng cơ sở hạ tầng được đề cập trong những Chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, vì nó làm những thứ khác đi vào hoạt động. Những vị lãnh đạo chính trị và kinh tế đang tìm hiểu sự kết nối không phải là từ thiện, mà là cơ hội. Và đó là lý do vì sao cộng đồng tài chính chúng ta phải hiểu sự kết nối là loại tài sản quý giá nhất của thể kỷ 21.

Hiện giờ, các thành phố có thể giúp thế giới trở nên bền vững hơn, cũng có thể giúp nó trở nên công bằng hơn, Tôi cũng tin là sự gắn kết giữa các thành phố có thể làm thế giới hoà bình hơn. Nếu nhìn vào những quốc gia có liên kết chặt chẽ với nhau qua biên giới, chúng ta sẽ thấy được nhiều mối giao dịch, đầu tư với độ ổn định cao hơn. Chúng ta đều biết bối cảnh châu Âu sau Thế Chiến II, là nơi mà quá trình hợp tác công nghiệp đã dẫn đến sự phát triển ngày nay của một Liên minh châu Âu hoà bình. Cũng tiện thể, bạn có thể thấy nước Nga, là nước có ít kết nối với quyền lực nhất trong hệ thống quốc tế. Và sẽ tốn rất nhiều thời gian để giải thích sự căng thẳng hiện tại. Những nước nào an toàn hơn trong hệ thống,sẽ tổn thất ít hơn khi hệ thống thay đổi. Ở Bắc Mỹ, các đường quan trọng trên bản đồ lại không phải là biên giới Mỹ-Canada hay Mỹ-Mexico, mà là sự kết nối dày đặc của đường bộ, đường sắt và các đường ống dẫn và mạng lưới điện và đến cả kênh rạch đang tạo ra một Bắc Mỹ thống nhất trọn vẹn. Bắc Mỹ không cần thêm hàng rào, mà cần nhiều kết nối hơn.

Nhưng kết nối lại có tiềm năng thực sự với những nước từng là thuộc địa. Đó là những vùng đất gặp biến cố về biên giới trong lịch sử và là nơi mà các thế hệ lãnh đạo có mối thâm thù khốc liệt với nhau.Nhưng hiện giờ, một nhóm lãnh đạo mới đã hình thành và xoá dần hiềm khích.

Hãy nói về Đông Nam Á, nơi mạng lưới đường cao tốc được hoạch định để nối Bangkok và Singaporevà giao dịch liền một dải từ Việt Nam đến Myanmar. Giờ đây khu vực 600 triệu người cùng san sẻ tài nguyên nông nghiệp và sản lượng công nghiệp. Nó đang phát triển thành cái mà tôi gọi là Á Châu Hoà bình, nền hoà bình giữa các quốc gia Đông Nam Á.

Một hiện tượng tương tự đang diễn ra ở Đông Phi, nơi hiện có 5, 6 quốc gia đang đầu tư vào tuyến đường sắt và các hành lang đa phương để các nước nằm trong đất liền có thể đưa hàng hoá vào thị trường. Hiện những nước này đang phối hợp các tiện ích mà họ có và các chính sách đầu tư với nhau.Họ cũng đang trở mình để trở thành một châu Phi hoà bình.

Một vùng đặc biệt nữa có thể sử dụng đường lối này mà ta biết chính là vùng Trung Đông. Khi các tiểu bang Ả Rập sụp đổ, sẽ còn lại gì ngoài những thành phố cổ, như Cairo, Beirut và Baghdad? Trên thực tế, có gần 400 triệu người ở vương quốc Ả Rập sẽ được đô thị hoá gần như hoàn toàn. Như nhiều xã hội, đô thị, chúng có thể giàu nguồn nước, hoặc thiếu nước, giàu hay nghèo về năng lượng. Và cách duy nhất để khắc phục những chênh lệch này không phải là tăng cường chiến tranh hay phân chia biên giới,mà bằng sự tăng cường kết nối giữa các đường ống và kênh đào. Buồn thay, Trung Đông vẫn chưa có dự định này. Nhưng họ nên có được một Ả Rập Hoà bình, được kết nối, có nội bộ thống nhất và kết nối hiệu quả với láng giềng: Châu Âu, Châu Á và Châu Phi.

Hiện giờ có lẽ sự kết nối chưa phải là điều cần thiết lắm đối với khu vực hỗn loạn nhất thế giới. Nhưng theo lịch sử, ta biết được tăng cường kết nối là cách duy nhất để tạo ra sự ổn định lâu dài. Bởi vì chúng ta biết, dù là trong hay ngoài khu vực, sự kết nối sẽ tạo ra một thực tại mới. Nhiều thành phố và quốc gia đang học cách hợp lại thành những khối khu vực hoà bình và thịnh vượng.

Nhưng đây sẽ là thử thách thật sự của châu Á. Liệu kết nối có thế khắc phục được mối thù điển hìnhgiữa những con rồng phương Đông? Rốt cuộc, châu Á lại là nơi tiềm ẩn nguy cơ Thế chiến III. Từ cuối thời Chiến tranh Lạnh, vào 25 năm trước, đã có ít nhất 6 cuộc chiến lớn được dự đoán xảy ra ở vùng này. Nhưng chưa có gì xảy ra cả.

Ví như chiến tranh giữa Trung Quốc và Đài Loan. Đây là kịch bản Thế Chiến III hàng đầu của mọi người vào những năm 90. Nhưng từ dạo đó, tần suất buôn bán và đầu tư dọc eo biển lại trở nên sầm uất đến nỗi tháng 11 vừa qua, lãnh đạo 2 bên đã mở hội nghị thượng đỉnh lịch sử để bàn về thống nhất hoà bình trở lại. Và cả cuộc bầu cử đảng cầm quyền ở Đài Loan nhằm ủng hộ độc lập vào đầu năm nay cũng không hề coi nhẹ động lực căn bản này. Trung Quốc và Nhật Bản đối đầu nhau thậm chí lâu hơn và vừa triển khai lực lượng không quân và hải quân để thể hiện sức mạnh trong tranh chấp biển đảo.Nhưng những năm gần đây, Nhật Bản đã và đang bỏ ra khoản đầu tư rất lớn vào Trung Quốc. ôtô Nhật đang được bán ở mức kỷ lục tại Trung Quốc. Và đoán xem, số lượng lớn người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản đến từ đâu? Bạn đã đoán được rồi: là Trung Quốc. Trung Quốc và Ấn Độ vừa có một cuộc đại chiến và 3 cuộc tranh chấp biên giới nổi cộm, nhưng hôm nay Ấn Độ là cổ đông lớn thứ hai trong Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á. Họ đang xây 1 hành lang thương mại kéo dài từ Đông bắc Ấn Độ qua Myanmar và Bangladesh đến phía nam Trung Quốc. tần suất giao dịch đã đi từ 20 tỷ đôla vào thập kỷ trước đến 80 tỷ đôla vào hôm nay. Ấn Độ và Pakistan vừa có 3 trận chiến hạt nhân và tiếp đến là tranh chấp Kashmir, nhưng họ cũng thương thảo hiệp định thương mại tối huệ quốc và muốn hoàn tất hệ thống ống dẫn kéo dài từ Iran qua Pakistan đến Ấn Độ. Và ta hãy nói về Iran.

Không phải 2 năm trước cuộc chiến với Iran là không thể tránh khỏi? Vậy sao hiện nay, ông lớn nào cũng muốn đổ xô đi làm ăn ở đó? Thưa quý vị,

Tôi không thể bảo đảm Thế Chiến III sẽ không nổ ra. Nhưng chúng ta đều thấy được rõ ràng tại sao nó vẫn chưa xảy ra. Mặc dù châu Á là nơi mà lực lượng quân đội đang tăng trưởng mạnh mẽ, và cũng chính những nước này đang đầu tư hàng tỷ đôla vào cơ sở hạ tầng của nhau, cũng như dây chuyền sản xuất. Họ quan tâm hơn đến địa lý của nhau vì vai trò thực tế hơn là vì chính trị. Đó là lí do tại sao các lãnh đạo lại cân nhắc, lùi lại từ bờ vực chiến tranh, và quyết định coi trọng quan hệ kinh tế hơn là tranh chấp lãnh thổ. Vậy nên, dù thế giới trông như đang bị chia rẽ, nhưng bằng cách tăng cường kết nối ta sẽ hoá thù thành bạn, cải thiện mối quan hệ rất nhiều. Và bằng cách bao bọc thế giới trong những kết nối liền mạch về vật chất và công nghệ, chúng ta sẽ hướng tới một thế giới nơi con người phát triển, vượt lên cả giới hạn lãnh thổ. 

Chúng ta là tế bào và mạch máuchạy qua những kết nối toàn cầu này. Mỗi ngày, hàng trăm triệu người lên mạng và làm việc với người mà họ chưa bao giờ gặp. Hơn 1 tỷ người ra nước ngoài mỗi năm, và theo dự đoán con số ấy sẽ tăng đến 3 tỷ trong thập kỷ tới. Chúng ta không chỉ xây dựng mối liên kết, mà còn là hiện thân của nó. Chúng ta là mạng lưới văn minh toàn cầu, và đây là bản đồ của chúng ta.Một bản đồ thế giới, trong đó địa lý không còn quyết định vận mệnh. Thay vào đó, tương lai ta sẽ có thêm 1 phương châm mới đầy hy vọng: Kết nối là vận mệnh. 

Cảm ơn.

Parag Khana

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1520
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy