Buôn Ma Thuột (hay Buôn Mê Thuột hoặc Ban Mê Thuột) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên và là một trong số 14 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam.
Buôn Mê Thuột 1905, đô thị được định hướng phát triển theo 1 bên của dòng suối Ea-Tam, để bảo vệ nguồn nước trong lành
Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Cha cậu Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của Ama Thuột (Ama là Cha; Thuột là tên Con; người Ê Đê khi có con trai, thì họ gọi nhau bằng tên của con trai mình, ở đây A ma Thuột nghĩa là Cha của cậu Thuột và thường gọi là Cha Thuột) - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay.
Buôn Ma Thuột ở giữa vùng đông dân nhất Tây Nguyên, độ cao 536 m (1.608 ft). Buôn Ma Thuột cách Hà Nội khoảng 1300 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Là một thành phố có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng cấp quốc gia.
Nhà dài đậm tính mẫu hệ của người Ê - Đê
Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam do tù trưởng A Ma Thuột cai quản với các Buôn: Buôn Ako Tam, Buôn Kmrong Prong, Buôn Păn Lăm, Buôn Ako sier, Buôn Ale, Buôn Cư dlue... xuôi theo dòng Êa Tam đổ ra sông Krông Ana nghĩa là sông mẹ (Sêrêpôk)
Buôn Mê Thuột 1918
Với lợi thế là trung tâm của Đắk Lắk cũng như toàn Tây Nguyên, một vị trí có tầm chiến lược về quân sự và kinh tế của cả vùng, lại nằm gọn trên một cao nguyên đất đỏ màu mỡ và bằng phẳng, năm 1904, khi tỉnh Đắk Lắk được thành lập, Buôn Ma Thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh này thay cho Bản Đôn.
Diện tích của thành phố khoảng 377 km², trong đó diện tích đã đô thị hóa là 100 km².
Dân số toàn thành phố là 300.182 với người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Gần 80% dân số sống tại khu vực nội thành.
Buôn Mê Thuột 1930
Quy hoạch Ban Mê Thuột 1900 – 1930 & thực trạng hiện nay
Cũng như Saigon và Dalat, người Pháp chọn đất để quy hoạch khu dân cư dựa trên địa hình tự nhiên mà người Việt trước đây đã sinh sống để xây dựng và cải tạo đô thị dọc theo các dòng sông, suối.
Mạng lưới suối thiên nhiên của Buôn Ma Thuột, vì buông lỏng quản lý nên nó chỉ còn là " tranh vẽ "
Giống như Saigon, Ban Mê Thuột được định hướng phát triển về một bên của suối Ea-Tam cho tới 1955, nhằm hướng khu dân cư ra khỏi con suối để bảo vệ nguồn nước sinh sống hằng ngày và cảnh quan thiên nhiên khi mà điều kiện bảo vệ nguồn nước khỏi ô nhiễm chưa cho phép.
Hồ bơi đầu tiên người Pháp xây ở BMT. Nó lấy nước suối Ea-Tam đổ vào (qua 3 cái hồ lắng phía trên)
Ban Mê Thuộc cũng được phân chia thành 2 khu: khu người Việt và khu người Âu, các chức năng của đô thị cũng được đầu tư xây dựng vào thời bấy giờ.
Suối Ea Tam với thiên nhiên thơ mộng
Hành lang suối Ea Tam đoạn chảy qua đường Tuệ Tĩnh bị người dân kè lấn
Ngày nay khi đô thị phát triển, dòng suối Ea-Tam lọt thỏm giữa lòng đô thị Ban Mê Thuột nhưng con suối huyền thoại của Ban Mê không được bảo vệ đúng mức như con sông của Saigon hay chuỗi hồ của Dalat thì nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng trong tương lai là không thể tránh khỏi.
Bình luận từ người dùng