Giao lộ kiểu mới cho đô thị hiện đại

Tôi có điều kiện học hỏi được hệ giao thông của Houston, một thành phố hiện xếp hạng thứ tư của nước Mỹ về quy mô, nhưng lợi thế là đô thị trẻ nên được áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại trong giao thông đô thị, mà NewYork, Chicago, hay California không thể có được.

Với bài viết nhỏ gọn này kèm những hình ảnh thực tế, hy vọng các bạn có thể hiểu được những gì tôi đang lĩnh hội và học hỏi từ hệ thống giao thông tiên tiến này.

(Ảnh: giao lộ kiểu mới với giải pháp nâng cao đường cao tốc)

Nhưng để thực hiện được nó, cả một hệ thống tài chính mạnh mẽ và hệ thống giám sát hữu hiệu, kèm luật lệ thuế đánh trên người dân nhưng được sử dụng hiệu quả, nên dân Texas vẫn là những người Mỹ được hưởng hệ thống xa lộ hiện đại nhất nước, thậm chí nhất thế giới. Xen kẽ trên các tuyến cao tốc mà hiện nay đã phát triển như mọi người vẫn phóng xe bon bon không cần dừng như I.45, I.59, I.10, lại là những giao lộ đã được hình thành từ nhiều thập niên trước, nối với các đô thị nhỏ nhưng là một phần hơi thở của Texas, các town mang tính lịch sử, tính đặc trưng của quá trình phát triển các đô thị, nên các giao lộ từ lâu đều đã được ưu ái xây dựng từ lúc hình thành.

Theo cách cũ (với trình độ kỹ thuật của 50 hay 60 năm trước), những kỹ sư chọn phương án nâng cao khối lượng nhỏ là các con đường nhỏ băng ngang, ít tốn kém hơn là nâng cao đường cao tốc, hơn nữa nhu cầu vận chuyển phức tạp chưa có nhiều như hiện nay.

Do vậy, đường dẫn vào từ đường cao tốc sẽ xa hơn với vòng cung để giải quyết độ dốc. Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển cao hơn, khi người ta cần chở những cánh quạt thật lớn của máy phát điện bằng sức gió, hay nhà tiền chế làm sẵn với những tiện nghi chỉ cần chở tới cẩu lắp vào vị trí của người sử dụng, hoặc những cần cẩu khổng lồ cần di chuyển,… đường cao tốc mới bộc lộ hết ưu nhược điểm của mình khi sử dụng.

Nào, mời các bạn cùng tham quan hệ thống đường cao tốc cũ và mới của cư dân Texas, để chiêm nghiệm và rút ra cho mình một ý tưởng để nếu áp dụng, sẽ có được hiệu quả tốt nhất.

KTS. Trần Ngọc Hùng – KT76A @ Houston -

 

NÚT GIAO THÔNG CŨ | OLD CROSSROADS

 

Hệ thống rất cũ

Phí phạm đất đô thị

Khó tổ chức đẹp các business xung quanh giao lộ

Hệ thống cũ này thường dẫn vào các town cũ

Khi mở rộng đường cao tốc phải nâng cầu vượt

Khó làm đẹp cảnh quan xung quanh

Không thuận lợi cho người đi bộ

Nhưng lợi điểm là tốn kém ít vật liệu do chỉ nâng cao khối lượng con đường nhỏ

Chiếm quá nhiều diện tích đất đô thị

Chiều cao của đường cao tốc bị khống chế

Tốn chi phí chăm sóc cây cảnh

Khi muốn đổi hướng ngược lại phải vòng xa hơn

Khó hướng dẫn đường (giao thông phức tạp)

Khi muốn vận chuyển thiết bị lớn quá khổ không được (chiều cao khống chế)

Ban đêm rất khó chiếu sáng

Hệ thống giao thông phức tạp

Chiều cao đường cao tốc bị khống chế bởi các đường vượt nhỏ

-

NÚT GIAO THÔNG MỚI | NEW CROSSROADS

 

Xung quanh dễ tổ chức không gian cho business

Dễ hướng dẫn đường đi hơn

Hệ thống mới có phần mắc hơn do phải nâng cao khối lượng lớn

Dễ tổ chức chiếu sáng ban đêm

Khi lưu lượng xe cả 2 chiều đều cao, làm 3 tầng

Tầng dưới cùng chịu sự chi phối bởi đèn, bên trên hai tầng chạy liên tục

Không bị khống chế chiều cao đường cao tốc

Cảnh quan đẹp hơn

Tiết kiệm đất

Đổi hướng đi mau chỉ cần U-Turn

Rất thuận tiện cho người đi bộ

Một hệ thống giao thông hoàn hảo cho đô thị hiện đại-

 

KTS. Trần Ngọc Hùng – KT76A @ Houston

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1300
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy