Album V | E

CRAFTSMAN | PHONG CÁCH THỢ THỦ CÔNG (1860 - 1... | 51 Ảnh

Các phong cách nhà ở tiêu biểu.

Craftsman | Phong Cách Thợ Thủ Công

► Thời gian thịnh hành (Trending time): 1860 - 1930

► Nguồn gốc (Original): Mỹ

► Đặc điểm kiến trúc (Key features):

  • Mặt đứng: 1 - 2 tầng có mái hiên rộng. Đường nét kiến trúc rõ ràng mạch lạc.
    Cột mái hiên thon dần từ bệ cột lên mái (tapered porch supports), dạng cột vuông (hoặc 2 cột tròn) tựa trên 1 bệ ốp gạch / đá có chiều cao bằng (hoặc lớn hơn) chiều cao cột.
  • Mái: có độ cao thấp và có bốn hình dạng chính: có đầu hồi phía trước (front gabled), đầu hồi xéo (cross gabled), đầu hồi bên (side gabled) và mái hông (hipped roof). Vài nhà có mái 2 độ dốc.
    Mái lợp bằng ván lợp và siding.
    Đuôi kèo được để lộ ra ngoài.
    Giá đỡ trang trí (decorative brackets) hỗ trợ thêm cho các mái chữ A.
  • Cửa đi, cửa sổ: Chỉ trên đỉnh cửa thường loe ra.
    Cửa sổ treo đôi (double-hung windows) 4 trên 1 hoặc 6 trên 1.
  • Các yếu tố khác: Sơ đồ mặt bằng mở.
    Sử dụng vật liệu tự nhiên tại địa phương. Đá và / hoặc đồ gỗ được chế tác thủ công.
    Vật liệu hỗn hợp trong toàn bộ cấu trúc. Ván lợp (single), gỗ đẽo thô, ốp men (lapped), và bề mặt trát vữa (stucco siding) là phổ biến.
    Lò sưởi bằng gạch hoặc đá tự nhiên.
    Tủ nội thất được làm thủ công, tích hợp sẵn (built-in cabinetry) bao gồm tủ chứa đồ ăn, tủ sách, tủ ốp cột.
    Thợ thủ công thiết kế phần cứng, ánh sáng và phần ốp lát.

► Mô tả chung (General description): 

Phong cách đặc trưng với mái hiên nhô ra, mái có đầu hồi dốc thấp và những mái hiên rộng phía trước được bao quanh bởi các cột thon trên các bệ đỡ cao.

Craftsman là một phong cách kiến trúc nội địa của Mỹ, lấy cảm hứng từ phong trào Art & Craft, bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ 19 và được coi là phong cách kiến ​​trúc chiết trung hiện đại. Là một phong trào thiết kế và nghệ thuật toàn diện, bao gồm thiết kế nội thất, thiết kế cảnh quan, nghệ thuật ứng dụng và nghệ thuật trang trí.

Phong cách trực tiếp trước đó (immediate ancestors) của nó trong kiến trúc Mỹ là phong cách Shingle, bắt đầu chuyển từ giai đoạn trang trí thời Victoria sang các hình thức đơn giản hơn; và kế thừa sau nó là phong cách Prairie (nhà ở thảo nguyên) của Frank Lloyd Wright.  

Cái tên "Craftsman" được lấy từ nhà sản xuất đồ nội thất Gustav Stickley, người có tạp chí The Craftsman được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1901. Phong cách kiến trúc này được sử dụng rộng rãi nhất trong các ngôi nhà dành cho một gia đình ở Nam California từ khoảng năm 1905 do đó phong cách Craftsman quy mô nhỏ hơn được biết đến với tên gọi khác là "nhà gỗ kiểu California" ("California bungalow"). Phong cách này vẫn phổ biến vào những năm 1930 và tiếp tục với các dự án phục hồi và trùng tu cho đến thời điểm hiện tại.

Craftsman phản ứng lại với sự xa hoa của kiến trúc thời Victoria (sự chuyển dịch từ tầng lớp thượng lưu sang trung lưu) và mô hình nhà ở được sản xuất hàng loạt ngày càng phổ biến, phong cách này kết hợp một cấu trúc trực quan chắc chắn (visibly sturdy structure) với các đường nét rõ ràng mạch lạc và vật liệu tự nhiên.

Các thiết kế, trong khi bị ảnh hưởng bởi những lý tưởng của phong trào Anh (British movement), đã tìm thấy nguồn cảm hứng từ những kiểu kiến trúc tiền thân của Mỹ như đồ nội thất Shaker (Shaker furniture) và Phong cách Phục hưng Sứ mệnh (Mission Revival Style), và phong cách Anh-Nhật (Anglo-Japanese style).

Việc nhấn mạnh vào tính độc đáo của nghệ sĩ / thợ thủ công (artist / craftsman) đã dẫn đến các khái niệm thiết kế sau này của phong trào Trang trí Nghệ thuật (Art Deco movement) những năm 1930. Kiến trúc sư kiêm nhà thiết kế Frank Lloyd Wright, bản thân là thành viên của Hiệp hội Nghệ thuật và Thủ công Chicago (Chicago Arts and Crafts Society), đã lấy cảm hứng từ phong cách này để trở thành một nhà đổi mới trong Trường kiến trúc và thiết kế Prairie, nơi có chung nhiều mục tiêu với phong trào Arts & Crafts.

Tổng hợp & dịch: Fudozon.com

 

Xem thêm:

458

Bình luận từ người dùng

...
Link đã được copy