Mái dốc là loại mái bao gồm 1 hoặc nhiều mặt phẳng (hay cong nhẹ) hợp với phương ngang một góc nhất định tạo thành một tổ hợp thống nhất cùng che phủ toàn bộ hoặc một phần không gian kiến trúc bên dưới nó.
Chuyên đề Mái Dốc:
Độ dốc của mái lớn hay nhỏ phụ thuộc vào vật liệu cấu tạo mái, độ rộng diện tích che phủ, hình thức kiến trúc, hình thức kết cấu, khí hậu và phong tục tập quán, cũng như giá thành xây dựng.
Mái nhà tranh, tre, nứa, lá có độ dốc từ 33 – 45 độ. Mái ngói có độ dốc từ 30 – 33 độ. Mái nhà Rông Tây Nguyên dốc tới 70 – 80 độ. Mái tole có độ dốc 12 – 15 độ.
Các kiểu nhà mái dốc
Căn cứ vào hình thức mặt bằng và yêu cầu về độ dốc, mái dốc có rất nhiều hình thức như: mái một dốc, mái hai dốc, mái bốn dốc, mái bốn dốc kiểu hai chái, v.v…
Kết cấu mái dốc
Mái dốc gồm 2 bộ phận chính là sườn mái và phần che lợp.
Các loại vật liệu lợp mái ở mái dốc cũng có những hệ kết cấu tương ứng. Nếu vật liệu lợp mái tranh thì sử dụng kèo tre, lợp ngói thì dùng kèo gỗ, mái tôn thì sử dụng hệ kèo thép…
Đặc điểm của nhà mái dốc
So với mái bằng, nhà mái dốc mang nét thẩm mỹ nổi bật hơn với vẻ đẹp trang nhã về kiến trúc. Mái dốc góp phần tạo hình kiến trúc ấn tượng cho công trình.
Nhà mái dốc giúp nước mưa, tuyết… chảy nhanh, chống thấm, chống dột.
Nhà mái dốc mang đến không gian thoáng đãng, mát mẻ với chức năng giải nhiệt cao và thoáng khí cho không gian bên dưới.
Kiến trúc mái dốc được ứng dụng linh hoạt trên mọi diện tích đất, từ nhà ở đơn giản đến biệt thự nhà phố, từ nông thôn đến thành thị,…
Chi phí thấp và thời gian thi công ngắn.
Di chuyển, thao tác trên mái dốc khó hơn mái bằng.
Diện tích mái không được tận dụng triệt để như mái bằng.
Bộ ảnh sưu tầm
Bình luận từ người dùng