Album V | E

TUDOR | NHÀ KIỂU TUDOR (1485 - 1603) | 78 Ảnh

Các phong cách nhà ở tiêu biểu.

Tudor (Vernacular) | Nhà Kiểu Tudor

► Thời gian thịnh hành (Trending time): 1485 đến 1603; 1920 đến 1980 (Revival)

► Nguồn gốc (Original): Vương quốc Anh, Bắc Âu và Hoa Kỳ

► Đặc điểm kiến trúc (Key features):

  • Mặt đứng: Tầng một có mái che (nhô ra) phía trên cổng nhà (pillared porches).
    Bán khung gỗ (half-timbering) trang trí, tô vữa hình xương cá (herringbone brickwork) cả ở bên ngoài và bên trong.
    Các ống khói cao to, thường được đặt phía trước với thân ống khói có trang trí.
    Vật liệu ốp mặt đứng: đá tự nhiên, gạch đỏ, stucco, gỗ... hoặc tầng 1 ốp gạch đot tầng hai tráng trí khung xương cá.
  • Mái: Mái thấp nhiều tâm hoặc mái 2 độ dốc (steeply pitched roof).
    Có cửa sổ mái (dormer windows)
    Đầu hồi ngang (cross gables) nổi bật.
    Một số nhà có mái tranh giả (imitation thatched roof) hoặc mái dốc không đồng đều (uneven sloping roof).
  • Cửa đi, cửa sổ: Cửa sổ cao, hẹp, có khung đứng (tall mullioned windows). Một số cửa sổ lồi (oriel, bay windows)
    Cửa sổ chia ô nhỏ. Cửa ra vào thấp.
    Khung cửa sổ dày lớn, nổi khối, và thường có một "đỉnh cửa" dày hơn bằng đá hoặc gỗ sồi. Khung cửa sổ (windows frame) cũng là một phần của chi tiết hình xương cá trên các đầu hồi. Ở các vị trí khác, hai bên cửa sổ đôi khi có trang trí shutters.
  • Các yếu tố khác: Mặt bằng bất đối xứng, lớn và dàn trải trên khu đất với nhiều phòng chức năng. Cầu thang lên các tầng thường nằm ở trung tâm.
    Garage gắn liền một bên hoặc dời lên phía trước mặt tiền nhà.

► Mô tả chung (General description):

Lịch Sử Phong Cách Tudor

Phong cách kiến trúc Tudor (1485 đến 1603), thuộc thời kỳ Vương triều Tudor, là giai đoạn phát triển cuối cùng của kiến trúc Trung cổ (Medieval) và cũng là sự du nhập dự kiến của kiến trúc Phục hưng (Renaissance) vào Anh, nên Phong cách Tudor đôi khi được gọi là phong cách Phục hưng Trung cổ (Medieval Revival). Những ống khói to nặng và cấu trúc “bán khung gỗ” (“half-timbering”) mang đến cho những ngôi nhà theo phong cách Tudor một hương vị thời Trung Cổ.

Những ví dụ sớm nhất của phong cách này bắt nguồn từ các tác phẩm của các kiến ​​trúc sư lỗi lạc như Norman Shaw và George Devey, trong thiết kế thời đó được gọi là kiến trúc Neo-Tudor. Công trình Cragside, một lâu đài trên đỉnh đồi với phong cách kiến ​​trúc chiết trung kết hợp một số đặc điểm của Tudor, xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào cuối những năm 1860; Cragside được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư Norman Shaw. Pevsner lưu ý nguồn gốc của nó từ "phong cách Tudor, cả ở đá và các phiên bản đen trắng của nó". Cấu trúc Bán khung gỗ (Half-timbering) đã bị chỉ trích là không trung thành với truyền thống bản địa của vùng Đông Bắc nước Anh, nhưng nhà sử học kiến ​​trúc Mark Girouard đã giải thích sự ảnh hưởng phong cách Tranh vẽ (Picturesque) của Shaw, do mong muốn nó mang đến "một hiệu ứng lãng mạn, anh ấy đã tiếp cận nó như một nghệ sĩ vươn tới một ống màu".

Thời gian đầu phong cách Tudor tuân theo phong cách Gothic Vuông góc muộn (English Perpendicular Gothic, Late Gothic, 1300s - 1500s) trước đó và dần dần, nó phát triển thành một phong cách thẩm mỹ phù hợp hơn với các xu hướng đã và đang vận động trên lục địa, bằng chứng là các quốc gia khác đã có thời kỳ Phục hưng phương Bắc như Ý, và đặc biệt là Pháp đã tham gia rất tốt vào cuộc cách mạng nghệ thuật của mình về kiến trúc cũng như tư tưởng. Một kiểu phụ của kiến ​​trúc Tudor bao gồm kiến ​​trúc thời Elizabeth (1550 – 1625) có sự liên tục với kiến ​​trúc Jacobean (1603 – 1625) tiếp theo đó trong thời kỳ đầu của Stuart (1603 – 1714). (Xem thêm: Minh họa Dòng chảy các Phong cách kiến trúc ở Anh...). Quý tộc triều đình và những người Elizabeth giàu có khác cạnh tranh với nhau để xây dựng những ngôi nhà tuyệt vời nhất (prodigy houses) để tuyên bố địa vị của họ.

Phong cách này sau đó đã ảnh hưởng đến những nơi khác, đặc biệt là các thuộc địa của Anh. Ví dụ như New Zealand, Singapore, Hoa Kỳ, v.v… Hiện nay những gì chúng ta thường gọi là phong cách Tudor về mặt kỹ thuật đó là kiểu kiến trúc phục hưng Tudor được phát triển trong Thế kỷ 19 ở Anh, được gọi là Tudor Revival.

Tudor Revival (1920 - 1980) - Đặc Điểm & Dòng Chảy Phong Cách

Phong cách Tudor Revival là một phản ứng đối với phong cách Victorian Gothic Revival được trang trí công phu, vào nửa sau của thế kỷ 19. Phong trào Arts and Crafts có liên quan chặt chẽ với Tudorbethan, dựa trên thiết kế đơn giản hơn so với các phong cách cổ xưa.

Tuy nhiên, Tudor Revival với cấu trúc bán khung gỗ (half-timbering structures) thực sự không thể được ví như các cấu trúc khung gỗ (timber-framed structures) của bản gốc, trong đó phần khung nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của ngôi nhà. Các phiên bản hiện đại của chúng bao gồm những bức tường gạch hoặc khối xây bằng nhiều vật liệu khác nhau, vữa, hoặc thậm chí là khung liên kết bằng đinh tán đơn giản, với một “khung giả” ốp ván mỏng bên ngoài để bắt chước các loại gỗ nặng có công năng và cấu trúc trước đó.

Tuy nhiên, sự hồi sinh của Tudor giờ tập trung vào phong trào Tranh vẽ (Picturesque) trong kiến trúc và cảnh quan. Điều này kết hợp với mong muốn về "sự tự nhiên", một ý định làm cho các ngôi nhà trông giống như thể chúng đã phát triển hữu cơ (developed organically) qua nhiều thế kỷ, mà nhà sử học kiến trúc James Stevens Curl coi là "một trong những đóng góp quan trọng nhất của người Anh cho kiến trúc".

Khi phong cách này được hồi sinh, sự chú trọng thường tập trung vào các khía cạnh đơn giản, mộc mạc và ít ấn tượng hơn của kiến ​​trúc Tudor. Tuy nhiên, các hạng mục như mái 2 độ dốc (steeply pitched-roofs), bán khung gỗ (half-timbering) cả ở bên ngoài và bên trong, cửa sổ cao có khung đứng (tall mullioned windows), ống khói cao, tầng một có mái che (nhô ra) phía trên cổng nhà (pillared porches), dormer windows (cửa sổ mái) được hỗ trợ bởi các consoles và đôi khi những mái tranh đã mang lại cho Tudor Revival những hiệu ứng nổi bật hơn.

Giống như trong nhiều ngôi nhà theo phong cách Queen Anne và Stick, những ngôi nhà theo phong cách Tudor Revival thường có những thanh gỗ trang trí, tô vữa hình xương cá (herringbone brickwork) nổi bật. Những thanh gỗ này gợi ý — nhưng không tái tạo (hint at—but do not reproduce) — các kỹ thuật xây dựng thời Trung cổ. Trong các ngôi nhà thời Trung cổ, khung gỗ không thể thiếu với cấu trúc. Tuy nhiên, các ngôi nhà Tudor Revival chỉ đơn thuần đề xuất cấu trúc bán khung gỗ hoặc khung gỗ làm giả (false half-timbering). Đồ gỗ trang trí này có nhiều kiểu dáng khác nhau, bằng vữa hoặc gạch có hoa văn chèn giữa các thanh gỗ. Hình thức này được gọi chung là bán khung gỗ (half-timbering) trong kiến trúc Tudor.

Đặc điểm nổi bật sau đó của kiến trúc Tudor là khung cửa sổ dày lớn, nổi khối, và thường có một "đỉnh cửa" dày hơn bằng đá hoặc gỗ sồi. Khung cửa sổ (windows frame) cũng là một phần của chi tiết hình xương cá trên các đầu hồi. Ở các vị trí khác,  hai bên cửa sổ đôi khi có trang trí shutters. Vòm Tudor thấp nhiều tâm là một đặc điểm nổi bật khác. Một số cửa sổ lồi (oriel windows) cũng là chi tiết đáng chú ý nhất thuộc về thời kỳ này.

Một kiểu nhà ở phổ biến được lấy cảm hứng từ những ý tưởng của Tudor là Cotswold Cottage. Những ngôi nhà cổ kính này có mái tranh giả (imitation thatched roof), những ống khói đồ sộ, mái dốc không đồng đều (uneven sloping roof), ô cửa sổ nhỏ và cửa ra vào thấp.

Tudorbethan

Tudorbethan là một tập hợp con của kiến ​​trúc Tudor Revival, đã loại bỏ một số khía cạnh phức tạp của Jacobethan để ủng hộ các khía cạnh nội địa của "Merrie England", mang đến một phong cách ấm cúng và cổ kính hơn. Nó được liên kết với phong trào Arts and Crafts. Bên ngoài Bắc Mỹ, Tudorbethan cũng được sử dụng đồng nghĩa với Tudor Revival và mock Tudor (Tudor giả).

Tudor Revival Ở Các Nước

Có thể tìm thấy những ví dụ điển hình về kiến ​​trúc Tudor Revival trên khắp Vương quốc Anh, Bắc Âu và Hoa Kỳ. Quảng trường chính ở Chester, Anh được bao quanh bởi các Tudors thời Victoria xa hoa, đứng vững chãi bên cạnh các tòa nhà thời Trung cổ đích thực.

Tại Hoa Kỳ, phong cách Tudor Revival có nhiều hình thức khác nhau, từ những dinh thự phức tạp đến những ngôi nhà ở ngoại ô khiêm tốn với những tấm ván ốp trên vữa giả (mock masonry veneers). Phong cách này trở nên cực kỳ phổ biến trong những năm 1920 và 1930, và các phiên bản sửa đổi đã trở thành mốt trong những năm 1970 và 1980. Một số ngôi nhà Tudor Revival mô phỏng những ngôi nhà Cottages kiểu Trung Cổ khiêm tốn. Chúng thậm chí có thể bao gồm một mái tranh giả (a false thatched roof). Các ngôi nhà khác của Tudor Revival gợi ý đến các cung điện thời Trung cổ (Medieval palaces). Chúng có thể có các đầu hồi, lan can chồng lên nhau (overlapping gables, parapets) và gạch hoặc đá có hoa văn đẹp mắt. Những chi tiết lịch sử này kết hợp với Victoria hoặc Craftsman đã phát triển mạnh mẽ.

Ở một số quốc gia là thuộc địa Anh như New Zealand, kiến ​​trúc sư Francis Petre đã điều chỉnh phong cách lại cho phù hợp với khí hậu địa phương. Tại Singapore khi còn là thuộc địa Anh, các kiến ​​trúc sư như R. A. J. Bidwell đã đi tiên phong trong lĩnh vực được gọi là Nhà Trắng và Đen.

Tổng hợp & dịch: Fudozon.com

754

Bình luận từ người dùng

...
Link đã được copy